LinkedIn - Chìa khóa tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Sau những ồn ào, sự quan tâm dành cho LinkedIn đã chững lại. Tháng 2/2016, giá cổ phiếu của hãng rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, ở mức 102,89 USD/cổ phiếu. Con số thể hiện mức sụt giảm hơn 46%, khiến giá trị công ty giảm mất 11 tỷ USD.


Thêm nữa, việc thay đổi một số chức năng cơ bản đã khiến cho cái tên LinkedIn bớt đi sự hấp dẫn. Trước đây, bạn có thể gửi số tin nhắn không giới hạn cho các thành viên trong nhóm, thay vì chỉ 15 tin nhắn/tháng như hiện nay. Vô hình chung, điều này gây cản trở các kế hoạch tiếp thị nội dung của người dùng.

Chính vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp tìm đến các mạng xã hội khác để khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy nội dung tiếp thị của họ. Điều đó có thể thấy qua sự chênh lệch khá lớn số lượng người dùng tích cực của Facebook là 1,71 tỷ, Twitter 313 triệu và LinkedIn chỉ "khiêm tốn" 106 triệu.

Tuy nhiên, câu nói "chất lượng hơn số lượng" tuy cũ nhưng vẫn giữ nguyên giá trị. Hàng triệu người dùng cũng chưa chắc đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Mọi người thường truy cập các trang mạng xã hội truyền thống để đăng ảnh, cập nhật tình hình bạn bè hay thi thoảng xem các video thú cưng. Nhưng LinkedIn thì khác. Đây là nơi dành cho những người làm kinh doanh, mở rộng mạng lưới và học hỏi ý tưởng mới. 

"Ao nhỏ, nhiều cá to"

Hầu hết người dùng LinkedIn là những người kinh doanh, và đây cũng là điểm vượt trội của nền tảng này, khiến nó trở thành công cụ phát triển sự nghiệp và kinh doanh hiệu quả.

Trên thực tế, so với Facebook hay Twitter thì LinkedIn hiệu quả hơn đến 227% trên phương diện tìm kiếm khách hàng tiềm năng, do LinkedIn cung cấp cho các công ty rất nhiều nguồn lực giá trị. 

Dưới đây là 4 điểm mạnh của LinkedIn:

1. Mạng xã hội hàng đầu về tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Chỉ riêng năm 2014, hơn 80% chiến dịch truyền thông xã hội đến từ LinkedIn. Con số này có thể thay đổi một chút trong vài năm qua, nhưng nền tảng này vẫn đánh bại tất cả những nền tảng khác trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Để tối ưu hóa, doanh nghiệp hãy cân nhắc sử dụng chiến dịch tiếp thị "nhỏ giọt" (Drip marketing), khái niệm chỉ sự thúc đẩy tương tác liên tục giữa thương hiệu và các khách hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp kết nối và liên tục xuất hiện trước mắt các đối tượng tiềm năng.

Chiến dịch này nên có từ 3 đến 4 thông điệp truyền thông thân thiện, không mang tính quảng cáo. Chia sẻ các đề tài thú vị, thể hiện các nội dung được đọc nhiều nhất hoặc chỉ đơn giản là một câu hỏi, các ý tưởng này giúp xây dựng mối quan hệ chân thật hơn với khách hàng tiềm năng.

Một trong những công ty thành công gần đây với drip marketing là Cohen Architectural Woodworking. Công ty sử dụng kết hợp giữa cập nhật trạng thái và nội dung truyền thông để định vị vị trí đứng đầu của mình trong ngành.

Với các thông điệp được cá nhân hóa và nhất quán, cái tên Cohen luôn dẫn đầu. Không chỉ tăng số lượng kết nối, mà trong đó có 30% người đồng ý mua sản phẩm.

2. Là nơi xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ

Dù đã có hơn 2 triệu nhóm tồn tại trên LinkedIn, nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng tạo một nhóm riêng cho mình. Tham gia các nhóm trên LinkedIn, bạn sẽ có 70% cơ hội có một cuộc hẹn bán hàng bất ngờ. Hơn nữa, việc tạo nhóm sẽ giúp bạn tập trung vào việc phát triển và chia sẻ các nội dung chất lượng cao, thu hút các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Để xây dựng các thành viên trong nhóm, bạn có thể mời các đối tượng khách hàng tương lai tham gia, đặt ra những câu hỏi tư duy và chia sẻ nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty. Nếu bạn quản trị nhóm cẩn thận cho đến khi nó có thể tự phát triển, dần dần bạn sẽ được tất cả mọi người trong nhóm công nhận như một chuyên gia đáng tin cậy trong lĩnh vực này.

Công ty Swip Systems đã sử dụng chiến lược tương tự để xác định khách hàng tiềm năng. Họ định vị CEO của công ty - Tom Swip như một nhà lãnh đạo đáng tin cậy trong ngành. Bằng cách tìm kiếm, chọn lọc các đối tượng tiềm năng trên LinkedIn và mời họ tham gia, vị CEO này đã phát triển nhóm LinkedIn của mình lên đến 6.000 thành viên, tạo ra một kênh bán hàng mới và hiệu quả cho Swip Systems.

3. Khả năng tìm kiếm hiệu quả

Khả năng tìm kiếm nâng cao của LinkedIn cho phép bạn tìm kiếm người dùng theo chức danh, quy mô công ty, lĩnh vực, vị trí và nhiều tiêu chí khác. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung xây dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng, hay vì tạo ra mạng lưới dàn trải.

Hãy bắt đầu bằng cách tạo một hồ sơ khách hàng tiềm năng và đi vào chi tiết về các khách hàng này. Họ làm việc trong ngành nào? Họ giữ chức vụ gì trong công ty? Họ sống ở khu vực nào? Một khi bạn có tất cả các thông tin đó, bạn có thể sử dụng các thông tin này ở phần "Tìm kiếm người dùng nâng cao" của LinkedIn.

Lấy ví dụ về công ty Ensuite Media, họ đã tận dụng thế mạnh của chức năng này một cách rất độc đáo. Công ty này liên tục theo dõi danh sách việc làm của LinkedIn. Nếu có một vị trí tuyển dụng nào tương ứng với các dịch vụ của công ty, Ensuite sẽ thuyết phục các công ty này thay vì phải đào tạo nhân sự mới thì việc sử dụng các dịch vụ của họ sẽ hiệu quả và kinh tế hơn.

4. Dễ dàng xuất bản và phân phối nội dung

Bạn có thể dễ dàng xuất bản các bài viết lên LinkedIn, những bài viết thể hiện kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.

Nếu bài viết của bạn hay, các biên tập viên LinkedIn sẽ đưa bài viết đó lên kênh Linked Pulse, giúp bạn có thêm hàng nghìn lượt xem và người theo dõi.

Và 45% độc giả của Pulse là những người giữ các chức vụ cao trong các lĩnh vực họ công tác, và hẳn nhiên tên của bạn xuất hiện trước các nhân vật chủ chốt này.

Hãy kiểm tra lịch biên tập của LinkedIn, đăng bài viết có tư duy và lời khuyên thực tiễn về các chủ đề hàng tháng. Hãy đảm bảo mỗi nội dung bạn đăng tải đều có ích và hấp dẫn độc giả.

Có thể lấy ví dụ bài viết của Josh Turner - CEO của LinkedIn Selling, với tựa đề: "Cùng tham gia hay ủy thác: Phong cách lãnh đạo nào khiến bạn được tôn trọng" của chủ đề "Cách lãnh đạo của tôi" đã thu hút 12.000 lượt đọc và 87 bình luận.

Cần nhớ rằng, bạn có thể tìm thấy khách hàng tiềm năng trên Facebook hay Twitter, nhưng chưa chắc họ muốn tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn, nhất là khi bạn đang giao tiếp B2B, vì người dùng truy cập các trang mạng xã hội này để kết bạn chứ không phải để kinh doanh. Thay vào đó, hãy hướng đến LinkedIn và sẵn sàng cho một chuyến "đi câu" bội thu.

QUỲNH NGA/DNSG

UNIQUE OUTDOOR AGENCY – Vì những giá trị lớn nhất dành cho khách hàng.
Address: Room C6, 5th Fl, Pullman Hotel, 40 Cat Linh Str, Dong Da Dist, Hanoi, Vietnam
Ho Chi Minh Office: No 6 Phan Dinh Giot Str, Tan Binh Dist, Ho Chi Minh city, Vietnam
Tel: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@uniquegroup.vn
Hotline: 0986 268 555
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.pano.vn
               www.quangcaongoaitroi.com
              www.taximedia.com.vn

3 cách tạo ấn tượng tốt khi nhận công việc mới

Bạn là người vừa nhận nhiệm sở, trọng trách mới và háo hức mang đến thật nhiều “ý tưởng lớn”? Thể hiện những “ý tưởng lớn” không hẳn luôn là cách hay để làm cho đội ngũ mới có thiện cảm và quý mến bạn. Sau đây là một vài phương cách tinh tế giúp bạn có thể sớm tạo ảnh hưởng tại nhiệm sở mới.


Nếu nói rằng bạn chưa bao giờ bước vào một vị trí mới và không quyết tâm “thể hiện” trước đội ngũ mới của mình thì có lẽ phần nào bạn đã “tự dối mình”. Sự thật là bạn có rất nhiều ý tưởng mới mà muốn mọi người biết rằng mình là một người đa tài.

Tư duy này có thể rất tuyệt cho sự nghiệp của bạn, thúc đẩy bạn mang lại những kết quả tốt nhất trong công việc. Nhưng vấn đề là một số người lại nghĩ rằng việc tự khích lệ cũng đồng nghĩa với việc cho phép bản thân “công kích, xô đẩy” đồng sự của mình.

Cá nhân bạn được công ty thuê bởi vì bạn sẽ mang đến điều gì đó khác biệt và bạn không được phép nhượng bộ, thoái lui. Nhưng nếu bạn muốn thuyết phục các đồng nghiệp rằng mình xứng đáng với vị trí mới và xuất sắc hơn cả những gì mình nhận được, sau đây là những phương sách mà bạn nên áp dụng càng sớm càng tốt.

1. Bạn háo hức được đóng góp, nhưng bạn cũng sẵn lòng học hỏi

Dù bạn là người hoàn toàn mới hay đã tham gia đội ngũ một thời gian, việc bạn cho thấy rằng mình sẵn sàng đóng góp sáng kiến bên ngoài phạm vi trách nhiệm của bạn là điều tốt. Tuy nhiên, dù bạn có những suy nghĩ khác biệt để làm cho mọi thứ vận hành tốt hơn, bạn cũng cần lùi lại và nhờ những người liên quan giúp bạn tìm hiểu về quy trình mà công việc đã và đang được vận hành. Chỉ như vậy, bạn mới thật sự hiểu được các yếu tố nào đang cần được tối ưu hóa.

2. Bạn sẵn lòng xử lý những dự án mà bạn chưa từng làm trước đây

Đây là một cơ hội mà bạn có thể tự do “nhảy cao”. Bạn đã bao nhiêu lần trải qua một dự án mà không có ai trong nhóm thích và muốn đảm đương?

Nghe có vẻ “khó nuốt”, nhưng những việc nhỏ khó chịu này là một cơ hội hoàn hảo để bạn “chiến thắng kép”: Đấy vừa là một cơ hội cá nhân cho bạn đồng thời vừa là một chiến thắng của cả đội. Và một khi đã xử lý những nhiệm vụ khó nuốt này, bạn có thể tiến đến một mức ảnh hưởng lớn hơn qua những dự án mà bạn thực sự phấn khích khi nhận được công việc mới.

3. Cố gắng học hỏi cách mà đội ngũ mới đang làm việc cùng nhau

Phải rất tự tin thì một người mới có thể đối thoại cởi mở với đồng sự của mình và tìm hiểu xem liệu họ thích hợp tác với nhau theo cách nào, đặc biệt là khi người đó đang tìm cách thể hiện các ý tưởng của mình để làm cho mọi thứ tốt hơn. Và cũng không dễ dàng gì, trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi phải chấp nhận rằng bạn không biết điều gì đó. Tuy nhiên, những hoàn cảnh thế này là cơ hội để bạn thể hiện cho cả đội ngũ hiểu rằng mình có những ý tưởng để làm cuộc sống của họ trở nên dễ dàng hơn, nhưng bạn cũng cần có thời gian để biết xem liệu những ý tưởng này có phù hợp hay không. Có thể bạn đã có vài suy nghĩ để giúp mọi việc trở nên hiệu quả hơn, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn thật sự hiểu về cách mà mọi người đã làm trước đó.

Trước khi bạn bước vào nhiệm sở mới và háo hức muốn thổi bùng mọi thứ, hãy thở thật sâu và nhớ rằng mọi người đang hoạt động khá ổn trước khi bạn đến. Sự hăng hái có thể gây tổn hại cho các mối quan hệ trước khi bạn có cơ hội tạo ảnh hưởng đáng kể lên cả nhóm.

Bạn được tuyển dụng vì bạn có những ý tưởng tuyệt vời, nhưng trừ phi bạn thay thế CEO cũ, thì có lẽ công ty không thuê bạn bởi vì mọi thứ đang trì trệ và bạn cần phải “giải cứu” mọi người. Vì vậy, bạn cần có tư duy phù hợp để tạo ấn tượng với công việc mới mà không làm mọi người xung quanh phải thấy khó chịu.

SỸ ANH (theo Fast Company)/DNSGCT

UNIQUE OUTDOOR AGENCY – Vì những giá trị lớn nhất dành cho khách hàng.

Address: Room C6, 5th Fl, Pullman Hotel, 40 Cat Linh Str, Dong Da Dist, Hanoi, Vietnam
Ho Chi Minh Office: No 6 Phan Dinh Giot Str, Tan Binh Dist, Ho Chi Minh city, Vietnam
Tel: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@uniquegroup.vn
Hotline: 0986 268 555
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.pano.vn
               www.quangcaongoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn

4 tư duy khác biệt của nhà lãnh đạo giỏi

Theo doanh nhân Donald Thompson, người làm lãnh đạo thường cảm thấy cô đơn nên đôi lúc họ không muốn ra những quyết định làm phật lòng cấp dưới. 


Donald Thompson là Chủ tịch, CEO của Creative Allies - một cộng đồng thiết kế trực tuyến nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực gồm âm nhạc, hội họa, điện ảnh, với sự tham gia của hơn 150.000 nhà thiết kế cùng hơn 180.000 người hâm mộ. Ông còn được biết đến với vai trò là CEO của công ty công nghệ I-Cubed và là nhà đầu tư của Walk West.

Xuất thân không phải là dân công nghệ thông tin nên khi nhận lời đảm nhiệm vai trò CEO cho công ty công nghệ, Thompson từng rơi vào bế tắc vì không kết nối được với nhân viên của mình. Tuy nhiên, chính nhờ trải nghiệm này mà ông phát hiện ra những trở ngại tâm lý thường gặp của giới lãnh đạo, từ đó tìm cách vượt qua chúng. 
Doanh nhân Donald Thompson

Dưới đây là 4 tư duy khác biệt của các nhà lãnh đạo giỏi, dưới góc nhìn của CEO Thompson, được giới thiệu trên trang CNBC:

1. Nhà lãnh đạo nên được tôn trọng hơn yêu mến

Hình ảnh một nhà lãnh đạo được yêu mến với một người được cấp dưới nể sợ, cái nào sẽ tốt hơn? Đối với Thompson, ông chọn cách tỏ ra khó khăn nhưng được nhân viên tôn trọng.

Một trong những trở ngại tâm lý đối với nhiều lãnh đạo là họ muốn được mọi người yêu mến hơn là được tôn trọng. Thực tế, điều này không dễ thực hiện được bởi dù họ có chiếm được cảm tình của nhân viên thì vào những thời điểm ra những quyết định (sa thải nhân viên, khiển trách cấp dưới, phân công công việc,...), mối quan hệ tốt đẹp ấy ít nhiều cũng bị sứt mẻ.

Công việc lãnh đạo thường gắn liền với nỗi cô đơn. "Có lần bố tôi, một huấn luyện viên bóng đá nghỉ hưu, nói thế này: Mỗi ngày ra sân tập luyện, các cầu thủ có thể không thích ta nhưng khi họ ghi bàn thắng đầu tiên và thăng tiến trong sự nghiệp, họ sẽ tôn trọng những điều ta đã giúp họ làm nên thành công", Thompson cho biết.

CEO này cho rằng việc nhà lãnh đạo càng cố tỏ ra thân thiện có thể khiến mọi chuyện trở nên phức tạp, thậm chí ảnh hưởng tới kết quả công việc chung. Có không ít nhà lãnh đạo không đủ dũng khí ra quyết định đúng đắn chỉ vì không muốn làm phật lòng cấp dưới.

2. Thành công lớn luôn bắt đầu từ những việc nhỏ

Nhiều người dám mơ lớn nhưng không bao giờ đạt được giấc mơ đó vì không bắt tay vào làm hoặc không đủ kiên nhẫn theo đuổi chúng, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất.

"Cách đây vài năm, tôi có thuê một một nhà lãnh đạo làm việc cho công ty. Vị này đã dành 3 tháng để lập một chiến lược marketing công phu nhưng khi hỏi ra mới biết, ông chưa một lần thử nghiệm một chi tiết nhỏ nào ra thực tế", Thompson nhớ lại. Đối với ông, thành công chỉ đến với những người dám mơ lớn, chịu khó làm việc theo mục tiêu đã đề ra.

3. Không có ngày nào là tồi tệ

Một trong những khả năng quan trọng của nhà lãnh đạo giỏi là phân biệt rõ ràng giữa việc công và việc tư. Họ hạn chế để những vấn đề ngoài lề ảnh hưởng đến công việc, không để cảm xúc cá nhân chi phối lúc ra quyết định.

Những nhà lãnh đạo giỏi mà Thompson quen chia sẻ, lúc gặp khó khăn họ thường có một câu thần chú: "Không có ngày nào là tồi tệ".

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa bạn phải ép bản thân tỏ ra bình thản trước mọi chuyện. CEO Creative Allies nhận định, nhà lãnh đạo cần biết rút kinh nghiệm sau thất bại và áp dụng bài học đó để thành công. 

4. Có thể sợ hãi nhưng nên biết cách xác định rủi ro

"Không ai trên đời là không sợ bất cứ điều gì. Nếu có thì họ chỉ đang tỏ vẻ như thế. Do đó, nếu bạn cảm thấy lo sợ khi gặp khó khăn, điều bạn cần làm là lấy lại bình tĩnh, xoa dịu cảm giác lo sợ, sau đó phân tích vấn đề để xác định đúng những rủi ro có thể xảy đến", ông nói. 

Đừng để cảm giác thiếu tự tin ảnh hướng đến việc xác định những rủi ro thực sự đối với doanh nghiệp.

VÂN THẢO/DNSG

UNIQUE OUTDOOR AGENCY – Vì những giá trị lớn nhất dành cho khách hàng.
Address: Room C6, 5th Fl, Pullman Hotel, 40 Cat Linh Str, Dong Da Dist, Hanoi, Vietnam
Ho Chi Minh Office: No 6 Phan Dinh Giot Str, Tan Binh Dist, Ho Chi Minh city, Vietnam
Tel: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@uniquegroup.vn
Hotline: 0986 268 555
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.pano.vn
               www.quangcaongoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn

Khi cần, phải biết nói “không” với khách hàng

Facebook đã và đang là mạng xã hội lớn nhất thế giới, vì vậy, mỗi sự thay đổi (tăng tiện ích, siết chặt chính sách với người dùng…) đều dẫn đến sự “rúng động” nhất định cho cộng đồng mạng.


Gần đây nhất, trung tuần tháng 11 vừa qua, trang mạng này thay đổi chính sách, tuyên chiến với những thông tin giả mạo được đăng tải và ghi nhận hằng ngày bởi hàng tỉ người dùng trên Facebook.

Quyết định ấy được xem là khá tương đồng với một gã khổng lồ công nghệ khác là Google. Trả lời phỏng vấn của Reuters, phát ngôn viên của Google khẳng định “Chúng tôi sẽ ngừng phục vụ dịch vụ quảng cáo tới tất cả các trang website mạo danh, đưa thông tin giả, thông tin lừa đảo, có ảnh hưởng tiêu cực tới các tài sản trí tuệ trực tuyến”.

Sự cứng rắn của Facebook hay Google khiến chúng ta không khỏi đặt ra câu hỏi, tại sao những ông lớn công nghệ, đã kiếm được hàng tỉ USD mỗi năm từ việc bán quảng cáo cho người dùng, luôn khuyến khích họ đăng tải và cập nhật nội dung, nay từ chối bán quảng cáo, thậm chí còn lên án, bó buộc, “làm khó” khách hàng của mình?

Nói “không” để bảo vệ giá trị thương hiệu

Theo trang Vox.com, tin giả đã được giới chức trách ở Mỹ cảnh báo sẽ trở thành vấn đề của thế giới ảo từ những năm 2000. Lý do là việc tạo ra tin giả khá dễ dàng.

Ở nước ta, chỉ cần mấy trăm ngàn cho đến vài triệu đồng cùng với một tấm thẻ tín dụng không cần chứng minh chủ sở hữu, bất cứ ai cũng có thể mua được một website cùng với một tên miền để đăng tất cả những thông tin khác nhau mà chẳng một cơ quan, tổ chức nào có thể kiểm tra hết.

Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook hiểu rất rõ điều này, nên đã xây dựng mạng xã hội này với triết lý khá rõ ràng ngay từ đầu: “Trong nội dung trên Facebook, hơn 99% những gì mọi người thấy là thực. Chỉ có một số rất nhỏ là tin tức sai và lừa đảo”.

Cần phải nói thêm là Facebook và Google từ lâu đã tuyên chiến với những nội dung thiếu lành mạnh trên internet, nói không với những khách hàng phát tán nội dung mang tính bạo lực, đồi trụy hay vi phạm bản quyền…

Ví dụ dễ thấy nhất là ở Facebook, nếu một fanpage hay một tài khoản liên tục đăng những thông tin bị nhiều người báo cáo lại là có nội dung đồi trụy, nội dung vi phạm bản quyền… thì người dùng đó sẽ bị Facebook phạt cảnh cáo, bằng cách khóa tài khoản, khóa các chức năng như like, comment, share, chat… tạm thời trong vài ngày và nếu còn tái phạm, tài khoản đó sẽ bị khóa vĩnh viễn.

Chính nhờ những trang mạng xã hội hàng đầu tỏ ra quyết liệt với sai phạm của khách hàng mà trong một khảo sát gần đây của 2 công ty Pew Research Center và Knight Foundation, có đến 62% người trưởng thành ở Mỹ cho biết họ xem các trang mạng xã hội như Facebook, Reddit, Twitter… là nơi cung cấp thông tin chủ yếu mỗi ngày.

Thế nhưng, 1% còn lại của những tin tức thiếu chính xác và sai sự thật, vẫn khiến Facebook và phần nào là Google đối mặt với vô số lời chỉ trích, nên cả hai buộc phải đưa ra quyết định cứng rắn hơn, đó là cương quyết từ chối những khách hàng vi phạm.

Cụ thể, theo ghi nhận của tờ New York Times, Facebook phải chịu sự phản ứng dữ dội từ người dân Mỹ ngay sau cuộc bầu cử tổng thống (ngày 8/11/2016) kết thúc. Nhiều người đổ tội cho Facebook đã gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, bởi trong thời gian tranh cử của các ứng viên, rất nhiều thông tin được cho là vô căn cứ liên tục được đăng tải lên Facebook.

Những tin kiểu như người nổi tiếng này ủng hộ ứng viên kia được lan truyền trên Facebook, sau đó được nhiều trang báo mạng đăng lại mà không hề kiểm chứng, và Facebook cũng không có động thái nào ngăn chặn việc này.

Song song đó, còn có nhiều thông tin sai lệch về ứng viên, bị các trang báo mạng khai thác, rồi được người ta mua quảng cáo của Google để cho những tin này liên tục xuất hiện ở những vị trí đầu tiên trên kết quả tìm kiếm. Tất cả khiến cho nhiều người có cái nhìn không chính xác về vấn đề của các ứng viên…

Đến đây, chúng ta lại tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu Facebook ngay từ đầu đã nói “không” với những vi phạm của khách hàng? Có lẽ, Facebook hay Google sẽ khó thể tạo ra cho mình một mạng lưới khách hàng đông đảo như ngày nay.

Vậy nên, câu trả lời cho cả hai vấn đề “trước cho, nay cấm” nằm ở tính thời điểm: khi cần thiết, thương hiệu phải biết nói không với khách hàng.

Là cách tạo dựng lòng tin và tạo sự khác biệt

Để có thể nói không với khách hàng, thương hiệu cần một lý do và sự tự tin rất lớn. Thường các thương hiệu chỉ mạnh dạn nói “không” nếu họ tự tin với tầm nhìn, sứ mạng và những giá trị cốt lõi của họ.

Việc từ chối khách hàng, nói không với những điều sai trái, đi ngược lại sự quan tâm, giá trị cũng như quan điểm của thương hiệu, trước mắt có thể khiến thương hiệu mất đi một nguồn tạo ra lợi nhuận, nhưng về lâu dài sẽ giúp thương hiệu chiếm được cảm tình của khách hàng, tạo cho họ niềm tin vào những giá trị mà thương hiệu theo đuổi.

Ngoài ra, chúng còn giúp thương hiệu tạo ra một đội ngũ nhân sự đồng lòng, luôn tự hào về thương hiệu, có cùng mục tiêu và sự nhất quán trong suy nghĩ cũng như hành động.

Marvin Bower, cựu giám đốc điều hành của hãng tư vấn nổi tiếng McKinsey, người được mệnh danh là “cha đẻ của nghề tư vấn”, cho biết hãng sẵn sàng hủy bỏ kế hoạch làm việc với bất kỳ khách hàng nào nếu họ phát hiện khách hàng đưa ra những con số sai lệch thực tế hoặc thiếu sự minh bạch trong đường lối, chính sách. Dù việc chấp nhận cộng tác với những khách hàng đó có thể mang lại cho McKinsey lợi nhuận cao và giúp hãng tạo được lợi thế lớn so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

PHẠM TÚ/DNSGCT

UNIQUE OUTDOOR AGENCY – Vì những giá trị lớn nhất dành cho khách hàng.

Address: Room C6, 5th Fl, Pullman Hotel, 40 Cat Linh Str, Dong Da Dist, Hanoi, Vietnam
Ho Chi Minh Office: No 6 Phan Dinh Giot Str, Tan Binh Dist, Ho Chi Minh city, Vietnam
Tel: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@uniquegroup.vn
Hotline: 0986 268 555
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.pano.vn
               ww.quangcaongoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn

5 kỹ năng cần cho vị trí CEO

Thị trường quảng cáo vốn dĩ không phình ra mà chỉ chuyển hóa từ phân khúc này sang phân khúc khác. Đó là lý giải về "vận rủi" của phân khúc quảng cáo tầm cao (billboard) sau thời gian dài trầm lắng.


Vừa qua, trong đại hội của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam (VAA) nhiệm kỳ IV (2016 - 2021), các đại biểu đã thẳng thắn nhìn nhận một số bất cập, vướng mắc mà doanh nghiệp (DN) kinh doanh ngành quảng cáo đang gặp phải.

Bởi sau hơn 3 năm Luật Quảng cáo ra đời, mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ. Các DN khai thác quảng cáo ngoài trời (out of home – OOH), đặc biệt là billboard cho rằng, Luật Quảng cáo đã làm nảy sinh những vấn đề thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính về quảng cáo chậm cải cách.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Quý Cáp - Chủ tịch Hội Quảng cáo TP.HCM (HAA), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quảng cáo Trẻ cho hay, việc trầm lắng đối với phân khúc billboard thời gian qua xuất phát từ nhiều lý do, nhưng không phủ nhận có ảnh hưởng trực tiếp từ Luật Quảng cáo. Phân khúc này chỉ chiếm khoảng 10% doanh thu/năm của ngành quảng cáo, nhưng đã ảnh hưởng phần nào đến các DN trong ngành.

Theo phân tích của Chủ tịch HAA, không hẳn chỉ có phân khúc billboard, mà khi nói đến OOH nói riêng và ngành quảng cáo nói chung, khi xảy ra hiện tượng sụt giảm doanh thu, phần lớn là xuất phát từ sự dịch chuyển kinh phí chi cho quảng cáo của các DN. Kế đến là ảnh hưởng từ chính sách của nhà nước.

Viện dẫn vấn đề mà các DN quảng cáo đang gặp khó đối với phân khúc billboard, ông Cáp cho hay, 2 năm qua sau khi Luật Quảng cáo ra đời, các nghị định hướng dẫn thi hành luật lần lượt được ban hành, tuy nhiên vấn đề lại nằm ở khâu thực thi chỉ đạo từ trung ương xuống địa phương. Cụ thể là vấn đề quy hoạch quảng cáo ngoài trời được giao cho các địa phương.

Tại TP. Hà Nội, hầu như bắt gỡ bỏ hết bảng quảng cáo ngoài trời dẫn đến thiệt hại cho các DN khai thác quảng cáo. Thị trường TP.HCM thì không bắt gỡ bỏ hoàn toàn, nhưng vẫn không có quy hoạch rõ ràng cho quảng cáo ngoài trời, thông tư hướng dẫn về quảng cáo ngoài trời đã có nhưng lại không sát với thực tế nên DN không ứng dụng được.

Hiện nay, quảng cáo trong thang máy, trong siêu thị, rạp chiếu phim, quảng ngoài trời. Các khái niệm này đều được hiểu theo khái niệm mới là "out of home" - OOH, tức là quảng cáo tác động đến người tiêu dùng khi họ bước ra bên ngoài ngôi nhà đang sống.

Với OOH sẽ có 4 loại hình cơ bản, gồm "billboard" - quảng cáo tầm cao, "street furniture" - quảng cáo tầm thấp (nhà chờ xe buýt, ki ốt, banner trên đường phố...), "transit" - quảng cáo trên phương tiện vận tải, POSM (points of sale materials) - hình thức quảng cáo dưới dạng trưng bày hình ảnh, truyền tải thông điệp ở những khu vực thương mại, dịch vụ đông người, thể hiện qua poster, brochure, leaflet.

Với quảng cáo ngoài trời, năm 2012, UBND TP.HCM đã phê duyệt Đề cương Quy hoạch hoạt động quảng cáo trên địa bàn TP.HCM (Quy hoạch). Quy hoạch nhằm xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho DN tiếp cận thị trường, nhưng cũng phải vừa đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị.

Theo đó, từ năm 2012 - 2017, Thành phố dự kiến sẽ hoàn chỉnh quy hoạch quảng cáo ở 24 quận, huyện và các khu vực trọng điểm. Lập lại trật tự, triển khai thực hiện Quy hoạch trên cơ sở của Luật Quảng cáo và các quy định pháp luật khác có liên quan, tiến tới ưu tiên sử dụng công nghệ mới về quảng cáo tại khu vực trọng điểm từ năm 2017 - 2025, chuẩn hóa các phương tiện quảng cáo trên các tuyến giao thông mới và khu đô thị mới, hoàn thiện đề án quy hoạch quảng cáo ngoài trời với các khu vực mở rộng đô thị và các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành giáp ranh.

Tính đến thời điểm này, Hội Quảng cáo TP.HCM (HAA) cho rằng, Thành phố gần như đã chậm mất 2 năm so với kế hoạch ban đầu đối với việc tiến hành quy hoạch cho ngành quảng cáo, cụ thể là OOH. Bởi nếu căn cứ vào tình hình mới, tính đến thời điểm này vẫn đang còn nhiều điểm cần điều chỉnh, bổ sung một số nội dung mới vào Quy hoạch.

Cụ thể là những quy định về vị trí tuyến đường cấm quảng cáo, bổ sung những khu vực thí điểm cho việc quảng cáo ngoài trời, những thiết bị không cho phép quảng cáo như đèn chiếu, ánh sáng lazer ở sân bay.

Theo đó, Quy hoạch khuyến khích các đơn vị khai thác quảng cáo ưu tiên sử dụng công nghệ quảng cáo hiện đại, không ảnh hưởng đến môi trường, quy định về đấu thầu và thẩm quyền quản lý của cấp thành phố và quận, huyện trong lĩnh vực quảng cáo.

Trong giai đoạn này, đã có một số DN ngành quảng cáo tự chủ động chuyển đổi theo các hình thức quảng cáo mới, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, song đều khá cầm chừng, bởi vẫn phải chờ Quy hoạch.

Nói thêm về hoạt động của các DN trong HAA, ông Cáp chia sẻ, hiện nay, ngành quảng cáo đang gặp khó khăn, một phần đến từ vấn đề quy hoạch, nhưng yếu tố quyết định là do sự chuyển đổi của thị trường. Thay vì truyền hình hay OOH, nhiều DN bắt đầu chuyển sang các kênh quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên xe buýt, taxi nhằm cân đối kinh phí, phù hợp thị hiếu của thị trường.

DUY KHUÊ - LÊ LOAN

Nguồn: DNSG

UNIQUE OUTDOOR AGENCY – Vì những giá trị lớn nhất dành cho khách hàng.

Address: Room C6, 5th Fl, Pullman Hotel, 40 Cat Linh Str, Dong Da Dist, Hanoi, Vietnam
Ho Chi Minh Office: No 6 Phan Dinh Giot Str, Tan Binh Dist, Ho Chi Minh city, Vietnam
Tel: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@uniquegroup.vn
Hotline: 0986 268 555
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.pano.vn
              www.quangcaongoaitroi.com
              www.taximedia.com.vn