5 thái độ chứng minh năng lực lãnh đạo

Joseph Folkman – nhà sáng lập 2 hãng tư vấn Novations và Zenger Folkman – cho rằng, thái độ sống và làm việc của một người có thể phản ánh năng lực lãnh đạo của họ.


Joseph Folkman từng nghiên cứu hồ sơ của 30 nhà lãnh đạo tiềm năng nhất trong một công ty công nghệ có tổng cộng hơn 60.000 nhân viên. Quá trình nghiên cứu được dựa trên sự đánh giá của cấp trên, đồng nghiệp, những người phản hồi trực tiếp về nhà lãnh đạo và thông qua phần trả lời của họ đối với nhiều câu hỏi phản ánh thái độ.

Theo Joseph Folkman, dưới đây là 5 thái độ chứng minh năng lực lãnh đạo của một người và có tác động lớn đến hiệu quả làm việc của họ:

1. Cho người khác biết khi không đồng tình

Ở giai đoạn cách đây 20 năm, các công ty/tổ chức muốn thuê những người luôn nói “Có”. Họ muốn nhân viên chỉ làm đúng những gì được yêu cầu và đừng bao giờ đặt câu hỏi.

Tuy nhiên theo thời gian, hầu hết những nhà lãnh đạo cấp cao của mọi công ty đều thấy được rằng, những ý kiến mang màu sắc cá nhân là tài sản có giá trị. Cần phải có một sự can đảm nhất định để nói “Không” với ý kiến của người khác và cần nhiều sự can đảm hơn để nói “Không” với ý kiến của sếp. Vì vậy, những người dám nói lên suy nghĩ của mình sẽ được đánh giá cao.

2. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn người khác

Những người có tiềm năng lãnh đạo luôn có một khao khát mạnh mẽ là tạo ra giá trị và sự khác biệt, mà mong muốn tạo ra sự khác biệt trong một tổ chức đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận rủi ro.

Nhiều người thường tránh né rủi ro bằng mọi giá. Họ giống như những người vào công viên nước nhưng chỉ nằm ườn ra trên “dòng sông lười”. Họ thả trôi mình theo dòng chảy và không muốn nỗ lực để đi ngược dòng.

3. Dễ dàng kết bạn

Nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ảnh hưởng với người khác. Rất khó để tạo ra sự ảnh hưởng với một người vốn không biết bạn là ai. Vì vậy, kết bạn và xây dựng quan hệ là kỹ năng rất quan trọng với tất cả nhà lãnh đạo.

Hầu hết nhân viên đều làm việc cho những người có mối quan hệ tốt với mình và vì vậy, họ không nề hà đối với những nhiệm vụ khó khăn. “Tôi không muốn làm anh/cô ấy thất vọng” là câu nói chỉ có thể được họ thốt lên khi giữa họ và sếp có một mối quan hệ tích cực.

4. Xem xét kỹ toàn bộ dữ kiện trước khi ra quyết định

Phần lớn những quyết định sai lầm của chúng ta đến từ việc không xem xét đúng mức tất cả dữ kiện trước khi nghĩ đến việc nắm bắt một cơ hội mới. Chính vì thế, những người có khả năng xem xét, cân nhắc tình hình thực tế và lường trước hậu quả trước khi thực hiện một lựa chọn luôn được đánh giá cao.

5. Có tầm nhìn chiến lược và tập trung vào tương lai

Trong nhiều công ty, mọi người thường quá tập trung vào sản phẩm của mình mà không ai nhìn vào đối thủ cạnh tranh xem sản phẩm của họ có tốt hơn và tốn ít chi phí hơn không.

Trên thực tế, chúng ta rất dễ bị cuốn vào guồng quay của những công việc mặc định và không có thời gian dừng lại để tự hỏi “Tại sao tôi làm việc này? Nó có thật sự quan trọng?”, trong khi đây lại là một kỹ năng rất cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc.

BÍCH TRÂM (theo Forbes)
UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

             Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

4 chiến lược kinh doanh thoạt nhìn thì tưởng là hay nhưng…


…lại dễ làm cho bạn mất phương hướng và quên mất đâu là những việc thực sự cần làm.


Theo nhà tư vấn Kimanzi Constable, một trong những thuận lợi lớn nhất của doanh nhân thời đại ngày nay là khả năng tìm kiếm thông tin và lời khuyên dễ dàng qua Internet. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là độ nhiễu thông tin tăng lên theo, và không phải lời khuyên nào cũng thực sự có ích mà đôi khi còn phản tác dụng. Dưới đây là 4 lời khuyên mà Constable đánh giá là dễ làm cho doanh nhân khởi nghiệp mất định hướng và quên đi những việc thực sự cần làm.

1. Xây dựng quan hệ với lãnh đạo đầu ngành và những người có ảnh hưởng

Trong quá khứ, việc tạo dựng quan hệ với những nhân vật có nhiều ảnh hưởng là chất xúc tác để phát triển doanh nghiệp, thông qua mạng lưới xã hội và uy tín của các nhân vật đó. Ai cũng muốn có được "hiệu ứng Oprah" (đặt tên theo MC truyền hình nổi tiếng Oprah Winfrey) cho công việc kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, ngày nay luật chơi đã thay đổi. Những nhân vật có sức ảnh hưởng ngày càng trở nên bận rộn hơn vì đủ thứ email và thông báo từ mạng xã hội, cộng thêm việc phải quản lý doanh nghiệp của chính họ. Vì vậy, cơ hội để cho bạn vượt qua được hàng hàng lớp lớp công việc ấy và làm quen với họ cũng ngày càng trở nên hiếm hoi.

Ngoài ra, sự thật là bạn cũng không cần phải chạy theo những người đó, nhất là trong lúc nhiều người khác cũng đang làm như vậy. Hãy để họ bận rộn với việc làm quen, trong khi bạn cứ tập trung vào cách vận hành doanh nghiệp của mình tốt hơn. Như vậy con đường của bạn sẽ đơn giản hơn nhiều!

2. Tích lũy các chứng chỉ chuyên môn

Trong xã hội ngày nay xuất hiện đủ thứ chứng chỉ và bằng cấp, và có không ít người được cấp chứng chỉ về những thứ mà bạn chưa bao giờ nghe tới. Sự thực là chẳng mấy người hiểu được các chứng chỉ đó có ý nghĩa như thế nào.

Theo Kimanzi Constable, những chứng chỉ chuyên môn ít khi có tác dụng bên ngoài chuyên ngành của chúng, và nếu bạn đặt kỳ vọng rằng việc có được chứng chỉ nào đó sẽ giúp bạn có được những cơ hội kinh doanh lớn hơn thì bạn sẽ thất vọng. Thay vào đó, hãy xây dựng những ảnh hưởng xã hội tích cực (social proof) có tác dụng và ý nghĩa rộng hơn.

3. Phát triển lượng fan trên mạng xã hội

Mỗi ngày mở email hay xem Facebook, bạn có thể nhận được ít nhất một lời mời chào từ một dịch vụ marketing mạng xã hội nào đó. Họ sẽ nói với bạn rằng sự hiện diện của bạn trên mạng xã hội là chưa đủ lớn, và dịch vụ của họ có thể giúp bạn tăng trưởng nhanh gấp đôi.

Tuy nhiên, sự thật là mạng xã hội chỉ là một phần trong chiến lược marketing tổng thể. Việc chạy theo số lượng fan trên mạng xã hội cũng bớt đi ý nghĩa khi mà con số đó có thể mua được bằng tiền. Chuyện quan trọng cần làm chính là khiến cho các fan đó tương tác nhiều hơn với thương hiệu của bạn.

4. Luôn ở trạng thái “bận rộn”

Quản lý thời gian là một chuyện cực kỳ quan trọng. Luôn luôn có nhiều chuyện có vẻ đòi hỏi bạn phải xắn tay vào làm, nhưng thực ra lại là những việc mà bạn có thể khoán lại cho người khác và tiết kiệm những khoản thời gian vô giá.

Khi đã làm doanh nhân, bạn phải biết cách dồn sự suy nghĩ vào các hệ thống và bức tranh toàn cảnh. Bạn không thể để bị cuốn vào những chuyện gây mất tập trung. Bạn phải xây dựng một hệ thống có thể tinh chỉnh hoạt động của doanh nghiệp và tự vận hành ngay cả khi không có sự hiện diện của bạn.

Thời gian là một nguồn tài nguyên vô giá bởi vì bạn không thể lấy lại hay mua được thời gian. Nếu bạn dành nhiều thời gian của mình để theo đuổi những chiến lược không giúp doanh nghiệp của mình phát triển, có nghĩa là bạn đang tự làm mất tiền. Hãy tập trung vào những việc mang lại lợi ích cho bạn ngay lúc này, thay vì những việc mà người khác bảo bạn nên làm.

Phan Thị
Nguồn Entrepreneur

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

             Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”



Có ai cần mua không khí sạch nào?

Kết quả nghiên cứu công bố tại WEF cho thấy Việt Nam đang thuộc nhóm 10 nước có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe.


Trong dịp tết Bính Thân tại Trung Quốc, chàng trai người Anh Leo De Watts đã tung ra bộ sản phẩm không khí sạch 15 chai có dung tích 580 ml/chai, chứa không khí sạch từ các vùng quê ở nước Anh với giá 1.200 USD/bộ, hoặc mua lẻ với giá 115 USD/chai. Thế là không khí sạch đã được đóng thành hộp quà để người Trung Quốc biếu tặng nhau.

Mặc dù một chai không khí khi mở ra chỉ có “tác dụng” trong vài giây, nhưng anh Leo De Watts đã phải nhờ bạn ở khắp các vùng quê đi “săn không khí” từ lúc 5 giờ sáng. Sau khi thu hoạch không khí bằng các túi ny-lon lớn, họ sẽ đóng kín không khí vào các lọ thủy tinh và chuyển đến Trung Quốc giao cho khách hàng.

Không khí sạch thật ra cũng không phải là mặt hàng mới tại Trung Quốc. Năm 2013, triệu phú Chen Guangbiao cũng đã làm các hộp không khí sạch lấy từ các vùng chưa bị công nghiệp hóa và bán với giá 0,77 USD/hộp. Năm 2014, nghệ sĩ Liang Kegang đã mang về một lọ thủy tinh chứa không khí sạch từ miền Nam nước Pháp và bán với giá 800 USD cho một nhóm nghệ sĩ và nhà sưu tập.

Cũng trong năm 2014, trong vòng 4 ngày, Công ty Vitality Air tại Canada đã bán hết 500 chai không khí sạch đầu tiên với giá 14-20 USD cho người mua từ Trung Quốc. Ông Lam, một trong những người sáng lập Vitality Air, cho biết công ty này được thành lập sau khi ông cùng người đồng sáng lập Troy Paquette rao bán thành công một túi không khí với giá 50 cent trên eBay. “Túi thứ 2 chúng tôi bán được với giá 160 USD. Thế là tôi nhận ra rằng thực sự thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu về sản phẩm này”, ông nói.

Cuối năm ngoái, tại Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu COP21, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy chỉ trong năm 2012, thế giới có 7 triệu người chết vì ô nhiễm không khí. Con số này cao gấp đôi so với dự báo. WHO cũng khẳng định ô nhiễm không khí hiện là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người. Cụ thể, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Ðây là những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất với khoảng 3,3 triệu người chết do ô nhiễm không khí trong nhà (đốt than, nấu củi) và 2,6 triệu người chết do ô nhiễm không khí ngoài trời.

Có thể thấy, Trung Quốc đã đến thời kỳ không khí sạch không còn miễn phí. Hiện tượng khói bụi, sương mù do ô nhiễm xảy ra thường xuyên tại những thành phố lớn như Thượng Hải hay Bắc Kinh. Nghiên cứu của Viện Berkeley Earth (Mỹ) cho thấy ô nhiễm không khí tại Trung Quốc đang giết chết 4.000 người mỗi ngày, tương đương 1,6 triệu người/năm. Nguyên nhân do không khí ô nhiễm có chứa các hạt nhỏ PM 2.5s có thể gây đau tim, đột quỵ, ung thư phổi và hen suyễn. Richard Muller, Giám đốc khoa học của Viện Berkeley Earth và là đồng tác giả của nghiên cứu trên, cho biết: “Lần cuối cùng tôi ở Bắc Kinh, ô nhiễm đã ở mức độ nguy hiểm. Mỗi giờ tiếp xúc với không khí khiến tuổi thọ của tôi giảm đi 20 phút”.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố có 90% thành phố trên tổng số 161 thành phố tại nước này được giám sát chất lượng không khí năm 2014 không đáp ứng được các tiêu chuẩn chính thức. Đây là hệ quả của việc sử dụng năng lượng có nguồn gốc từ than đá. Ở Trung Quốc, than đá chiếm 64% nguồn cung năng lượng của quốc gia này. Chính những cảnh báo nguy hiểm nêu trên đã khiến người dân, đặc biệt là những người có tiền tại đây, quyết săn lùng không khí sạch. Theo tiêu chuẩn chung, một chai chứa “không khí được làm sạch” có 78% ni-tơ, 21% ô-xy và chỉ khoảng 1% các loại khí khác.

Hiện tại, một số thành phố lớn tại các khu vực Bắc Mỹ, Ấn Độ và Trung Đông đang có nhu cầu mua các chai không khí sạch. Tuy nhiên, nhu cầu từ Trung Quốc vẫn chiếm nhiều nhất và đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh không khí sạch đòi hỏi không khí phải được lấy tại những vùng đất trong lành và có sự độc đáo riêng. Ví dụ, Công ty Vitality Air khai thác không khí tại công viên quốc gia lâu đời Banff và hồ Louise tại Canada. Còn chàng trai Leo De Watts đã bán được hàng trăm container không khí sạch từ các địa điểm lộng gió trên toàn nước Anh, bao gồm Dorset, Somerset và xứ Wales.

Theo Leo De Watts, không khí tại những vùng lạnh phù hợp cho việc đóng chai hơn là không khí ở nhiệt độ trung bình hoặc nóng hơn. Tất cả không khí phải được thu thập bằng tay trong những khoảng thời gian hợp lý trong ngày. Sau đó được đóng vào chai chuyên dụng được thiết kế sao cho người dùng có thể thưởng thức trọn vẹn không khí trong chai khi mở nắp. Như vậy, mặc dù không khí là miễn phí nhưng nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí đáng kể để sản xuất chai và trả lương nhân công, cũng như chi phí vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Mặc dù nhu cầu thị trường đang hiện hữu rõ ràng, nhưng một số nhà nghiên cứu luôn bác bỏ công dụng của các chai không khí này. Tiến sĩ Chris Carlsten, Giám đốc Khoa Lao phổi thuộc Bệnh viện Đa khoa Vancouver, cho rằng, chỉ vài lít không khí trong lành là quá ít ỏi để có thể tạo ra sự khác biệt so với không khí ô nhiễm và cũng không đủ khả năng để gây ra bất kỳ tác hại nào cho người sử dụng. “Có lẽ tác hại duy nhất mà những sản phẩm không khí sạch đóng chai này có thể gây ra là đốt tiền của ai mua chúng”, ông nói.

Vừa qua, kết quả nghiên cứu công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos cho thấy Việt Nam thuộc tốp 10 nước có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe.

Gia Vân
Nguồn Tổng hợp

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

      Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”



Đại sứ thương hiệu: cuộc chơi "con dao hai lưỡi"

Chọn một gương mặt nổi tiếng để làm người đại diện cho thương hiệu giống như chơi một “con dao hai lưỡi” bởi bên cạnh lợi ích vì doanh thu của thương hiệu bỗng chốc tăng lên một cách đáng kể, thì việc sử dụng ngôi sao trong quảng bá cũng có thể khiến doanh thu của thương hiệu sụt giảm thê thảm nếu hình ảnh của gương mặt đại diện này bị chính người tiêu dùng tẩy chay.

Năm 2010, Toshiba đã chọn gương mặt đại sứ mới là Tăng Thanh Hà thay thế cho Hồ Ngọc Hà

Đại sứ thương hiệu – Mối hợp tác đôi bên cùng có lợi?

Có thể nói, chưa bao giờ việc mời người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu lại phổ biến như hiện nay. Đây được coi là một trong những chiến lược kinh doanh, giúp sản phẩm của doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt và tiếp cận với đa dạng các khách hàng.

Trên thế giới, cầu thủ bóng đá Cristiano Ronaldo là một trong những ngôi sao đắt show quảng cáo nhất nhì thế giới. Các thương hiệu được anh bảo chứng rất đa dạng, từ trang phục thể thao, điện thoại di động, dầu gội đầu cho đến đồ ăn nhanh.

Ngoài Ronaldo, những thương vụ hợp tác nổi tiếng khác có thể kể đến như Beyonce với Pepsi, Justin Timberlake với McDonald’s, Taylor Swift cùng Coca Cola, Jennifer Lopez và Louis Vuitton…

Và tất nhiên, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật phủ sóng của xu hướng này. Thương hiệu Smartphone Oppo chọn nhiều ngôi sao được giới trẻ ưa thích làm gương mặt đại diện cho sản phẩm như Tóc Tiên, Sơn Tùng MTP… Bên cạnh đó , Ngô Thanh Vân, Hồ Ngọc Hà làm đại sứ thương hiệu cho dòng xe Yamaha Grande, Công Phượng hợp tác với Clear Men hay nghệ sĩ múa Linh Nga thường xuất hiện trong quảng cáo của Sanyo.

Sự hợp tác này có thể coi là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, bởi những ngôi sao này có rất đông người hâm mộ, và không ít trong số này thường làm theo thần tượng của mình. Người nổi tiếng cũng được coi là người phát ngôn đáng tin cậy, do đó người tiêu dùng sẽ cảm thấy ít rủi ro hơn khi sử dụng sản phẩm được họ bảo chứng.

Đổi lại, các ca sĩ, vận động viên, diễn viên hay người mẫu cũng nhận được những khoản tiền có thể nói là “kếch xù”, được tài trợ cho các dự án cùng chế độ chăm sóc đặc biệt nếu trở thành đại sứ thương hiệu cho một nhãn hàng nào đó.

Việc sử dụng “ngôi sao” quảng cáo phù hợp có thể tác động tích cực đến người tiêu dùng cũng như thương hiệu qua việc thu hút sự chú ý của khách hàng đến thương hiệu, khiến họ có cái nhìn thiện cảm đối với thương hiệu giống như tình cảm họ dành cho thần tượng của mình. Tuy nhiên, việc đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng ngôi sao hay không phải ngôi sao không hề đơn giản, và dường như sự đánh giá hiệu quả chỉ dựa vào cảm tính là chính.

Bên cạnh lợi ích về sự thu hút quan tâm của khách hàng đến thương hiệu, việc sử dụng ngôi sao trong quảng bá còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu cũng như làm tổn thất về mặt kinh doanh cho chính doanh nghiệp.

Trên thế giới, Scandal tình ái xảy ra năm 2010 của tay golf từng đứng số một thế giới Tiger Woods đã khiến vận động viên này mất đi hàng triệu USD hợp đồng quảng cáo, khi bị Gillette, Accenture, AT&T hay Gatorade cắt hợp đồng. Điều tương tự cũng xảy ra với Kate Moss khi cô dính scandal sử dụng ma túy và hình ảnh không còn được hàng loạt nhãn hiệu thời trang H&M, Chanel, Burberry sử dụng.

Thậm chí, những scandal xuất phát từ sự vô ý của chính đại sứ thương hiệu cũng mang tới những “quả đắng” cho họ. Danh thủ một thời Ronaldinho bị Coca-Cola cắt hợp đồng gần 1 triệu USD chỉ vì chụp ảnh với sản phẩm của Pepsi trong một cuộc họp báo, và minh tinh Charlize Theron – vốn là đại sứ thương hiệu của hãng đồng hồ Raymond Weil – đã bị cắt hợp đồng khi bị bắt gặp đang đeo sản phẩm của Dior ngay tại nơi công cộng, Adidas ngừng quảng cáo với tiền đạo người Uruguay Luis Suarez vì cắn người…

Tại Việt Nam, điều tương tự cũng đã từng và đang diễn ra. Đó là trường hợp của một ông lớn điện máy Nhật Bản với việc thay thế đại sứ thương hiệu vào khoảng năm 2010. Hoa hậu Việt Nam 2006 Mai Phương Thúy cũng đã dừng hợp tác với một nhãn hàng dầu gội khi quảng cáo của cô gắn với nhãn hàng dính scandal “vạ miệng”.

Nhiều năm về trước, khi Phạm Văn Quyến đang là ngôi sao bóng đá số 1 của Việt Nam, Pepsi đã không bỏ qua cơ hội quảng bá thương hiệu bằng cách mời cầu thủ này làm gương mặt đại diện. Nhưng ngay sau đó, Công ty Pepsi Việt Nam đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề khi Phạm Văn Quyến dính vào scandal bán độ bóng đá và bị tẩy chay bởi người hâm mộ Việt Nam. Pepsi cũng phải dừng lại mọi hoạt động quảng bá sử dụng hình ảnh cầu thủ này. Không chỉ tổn thất về kinh phí đầu tư cho các chiến dịch, mà Pepsi còn phải gánh chịu sự tổn hại vô cùng lớn về mặt hình ảnh thương hiệu.

Một trường hợp khác, HT Mobile đã chi ra hàng tỷ đồng để tài trợ cho bộ phim Nhật Ký Vàng Anh. Khi nữ diễn viên chính tuổi teen này bị lộ video nhạy cảm thì Nhật Ký Vàng Anh đã bị dừng chiếu, điều đó buộc HT mobile phải tháo gỡ mọi hình ảnh của nữ diễn viên này trong các hoạt động tiếp thị của mình, và lúc đó, những tổn thất về hình ảnh của HT mobile không thể tính được bằng tiền.

Là đại sứ thương hiệu của nhiều nhãn hàng, nhưng không ít lần ca sỹ Hồ Ngọc Hà đã tạo ra những scandal làm mất lòng người tiêu dùng. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới riêng bản thân cô ca sĩ, mà còn làm tổn hại tới chính bản thân những thương hiệu đang thuê cô làm người đại diện cho sản phẩm.

Gần đây, vụ lùm xùm ái tình giữa Hồ Ngọc Hà và đại gia Kim Cương càng khiến hình ảnh của cô xấu đi rất nhiều. Làn sóng phẫn nộ với cô ca sĩ này trên mạng xã hội lên tới đỉnh điểm khi người tiêu dùng đã đòi tẩy chay tất cả các sản phẩm liên quan đến cô.

Đây là lần thứ 2 chỉ trong vòng 1 năm Hồ Ngọc Hà dính phải scandal như thế này. Với mức độ ngày càng nghiêm trọng, các thương hiệu chắc chắn sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng khi muốn mượn tới hình ảnh của cô.

Có nhất thiết phải là ngôi sao?

Trong một thị trường tràn ngập các nhãn hàng như hiện nay, quyền lực của người tiêu dùng ngày càng tăng lên đáng kể. Họ có thể chọn sản phẩm của một công ty này thay vì một công ty khác, nếu thấy gương mặt đại diện của doanh nghiệp này không đáng tin cậy. Bên cạnh đó, với sự phát triển của Internet và các trang mạng xã hội, việc tẩy chay sản phẩm theo phong trào rất dễ khiến doanh nghiệp điêu đứng.

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia thương hiệu Đoàn Đình Hoàng cho rằng, lợi ích của việc chọn đại sứ thương hiệu của các nhãn hàng là nhằm chuyển tải hình ảnh thương hiệu dễ dàng hơn, gia tăng mức độ nhận biết nếu đại sứ đó là người nổi tiếng. Đặc biệt hơn, đại sứ có thể chuyển tải tính cách thương hiệu (đây là điều rất khó nếu dùng phương tiện khác), thông qua tính cách chính mình.

Tuy nhiên, nếu gương mặt đại diện này bị dính scandal, hình ảnh thương hiệu sẽ bị tác động tiêu cực. “Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải cân nhắc nên hay không nên sử dụng đại sứ thương hiệu. Comfort thậm chí đã chuyển sang sử dụng nhân vật hoạt hình làm đại sứ thương hiệu, nhằm loại bỏ tác động scandal, hình ảnh tiêu cực và có thể dẫn dắt người tiêu dùng trong thời gian dài, mặc dù phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc xây dựng hình tượng Gia đình vải“, ông Hoàng chia sẻ.

Trong khi đó, chuyên gia marketing Hà Anh Tuấn cho rằng, hiện tại, việc các ngôi sao làm đại sứ thương hiệu đã trở thành quen thuộc. Các nhãn hàng cũng đã có điều khoản để tránh các tổn thất khi ngôi sao dính phải tiêu cực.

Còn ông Nguyễn Đình Thành – chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu cho rằng, mối quan hệ giữa thương hiệu và đại sứ cũng giống như thuyền và nước, nước lên thuyền lên và nước xuống thuyền cũng xuống.

Nếu đại sứ thương hiệu mắc lỗi thì thương hiệu cũng bị công chúng coi là ủng hộ lỗi lầm ấy. Trong trường hợp này, các nhãn hàng nên im lặng và dừng việc dùng hình ảnh của đại sứ để quảng bá thương hiệu trong thời điểm hiện tại.

Trong cuốn “Quảng cáo theo phong cách Ogilvy”, cha đẻ của nền quảng cáo hiện đại không đánh giá cao việc sử dụng hình ảnh người nổi tiếng vào trong quảng cáo của mình. Ông cho rằng việc phụ thuộc vào người nổi tiếng sẽ khiến thương hiệu yếu đi. Việc sử dụng ngôi sao đem lại không ít rủi ro. Có thể họ quá cá tính, vướng vào scandal nào đó, sự nghiệp xuống dốc hay vô tình quảng cáo cho nhãn hàng đối thủ… Các thương hiệu cũng chẳng thích thú gì khi dính vào những rủi ro đến từ vị đại sứ của mình.

Chính từ điều này mà một số nhãn hàng đã đi tìm cho mình những người đại diện an toàn hơn. Chiến dịch “Bạn đẹp hơn mình nghĩ” của Dove là một ví dụ. Thay vì tìm kiếm ngôi sao nổi tiếng, Dove đã khéo léo sử dụng những con người bình thường, những người bạn, người mẹ, người chị để tôn vinh lên vẻ đẹp phụ nữ. Những người phụ nữ bình thường trở thành đại sứ thương hiệu cho Dove và tỏ rõ sức hút không thua kém bất kỳ một ngôi sao nổi tiếng nào.

“Running Man” Vũ Xuân Tiến từ một người bình thường bỗng chốc trở nên nổi tiếng sau hành động chạy bộ theo đoàn xe của Arsenal, đã trở thành đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng nước tăng lực Number 1.

Hành động như Dove hay Number 1 rõ ràng là an toàn hơn, nhưng không phải thương hiệu nào cũng tìm được cho mình một người bình thường để làm đại diện cho phù hợp.

Một chuyên gia quảng cáo nhận định, đối với một thương hiệu, điều tệ hại nhất không hẳn là những lời nói xấu, mà giống như Oscar đã từng nói: “Điều tệ hại nhất đó là chẳng ai thèm nhắc đến bạn”. Một đại sứ thương hiệu có thể an toàn, có thể rủi ro. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tư duy chiến lược và bản lĩnh của thương hiệu đó.

Dẫu biết rằng, các thương hiệu đều tính toán kỹ lưỡng trước khi chọn mặt gửi vàng, nhưng đôi khi nó vẫn giống như cuộc chơi đầy may rủi. Nếu không may sự cố xảy ra, các doanh nghiệp cần có những biện pháp kịp thời để giữ vững lòng tin của người tiêu dùng.

Chính vì vậy, việc chọn lựa người đại diện thương hiệu là một quyết định vô cùng quan trọng, vì nó có thể giúp cho thương hiệu ngày càng lớn mạnh hoặc sẽ phá hoại thương hiệu chỉ trong tích tắc. Một doanh nghiệp có thể tốn nhiều năm để tạo được một hình ảnh thương hiệu đẹp, nhưng chỉ trong một thời gian rất ngắn cũng có thể làm sụp đổ hoàn toàn thương hiệu chỉ với một quyết định sai lầm trong việc chọn lựa đại sứ thương hiệu. Vì thế, quan niệm “đại sứ thương hiệu phải là người nổi tiếng” có thể cần phải xem xét lại.

Theo Enternews.

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

             Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

7 "chiêu" ứng xử khéo léo nơi công sở

Đôi khi bạn cảm thấy không hợp tính với đồng nghiệp hoặc thậm chí là ngay cả sếp. Tuy nhiên, đừng để những cảm xúc tiêu cực bắt nguồn từ những hành động/lời nói của họ ngăn bạn thể hiện hết khả năng của mình.

Sau đây là 7 "chiêu" giúp bạn ứng xử khéo léo hơn nơi công sở:

1. Tự đối thoại tích cực với bản thân

Đối thoại tích cực với bản thân sẽ giúp bạn có thể đối thoại tích cực với người khác. Đó là một thực tế. Vì thế, trước khi "hành động", hãy nói với bản thân rằng bạn có thể làm được việc này để không phải đi đến một cái kết tệ hơn.

2. Tỉnh táo

Đôi khi thật khó để giữ thái độ khách quan khi những người khác làm hỏng kế hoạch của bạn. Nhưng hãy tập trung, bởi vì tức giận sẽ không tốt cho cả hai bên. Vì thế, hãy dành chút thời gian để viết ra giấy (hoặc ít nhất là nghĩ trong đầu) những vấn đề giữa 2 người và tìm ra giải pháp. Kết quả là bạn sẽ bình tĩnh hơn và tập trung hơn. Hãy nhớ rằng không có kẻ khó chịu nào đáng để bạn tức giận.

3. Sử dụng những từ quyết đoán

Hãy đảm bảo rằng những cuộc đối thoại luôn đơn giản và tập trung, quyết đoán và giữ vững lập trường.

4. Sử dụng từ “câu giờ”

Nếu bạn không phải là người có thể phản ứng nhanh, hãy dùng những từ như “chà”, “à”… để có thêm vài giây suy nghĩ trước khi đưa ra những tranh luận bình tĩnh và quyết đoán nhất.

Đó cũng là cách hay để đáp lại những chỉ trích không công bằng. Hãy nhớ sử dụng mẹo này cho những lần tranh luận tiếp theo.

5. Lắng nghe tích cực

Đôi khi bạn cũng nên lắng nghe một cách tích cực ý kiến của những người hay phàn nàn. Hãy tự hỏi mình xem nên sửa đổi gì từ những chỉ trích đó hay không? Liệu có hướng giải quyết nào không? Liệu bạn có thể thay đổi để mọi chuyện suôn sẻ hơn được không?

6. Hãy tự tin

Hãy tỏ ra tự tin, thông qua ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng ánh mắt hoặc biểu hiện khuôn mặt. Quan trọng là, dù bạn già hay trẻ, là người mới hay người cũ thì bạn cũng phảiluôn ủng hộ những cái mà bạn biết là đúng đắn và tốt đẹp.

7. Đừng tìm tới sếp trừ khi không còn cách nào khác

Gặp trực tiếp sếp khi một đồng nghiệp hay khách hàng có vấn đề sẽ làm mất uy tín của bạn. Bạn sẽ trở thành một mục tiêu dễ bị tấn công và sẽ chẳng học hỏi được điều gì. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc sử dụng các kỹ năng để xử lý tình hình. Hãy nhớ rằng dù mọi chuyện có tệ đến mức nào thì cuối cùng, mọi xung đột cũng sẽ chấm dứt.

Theo VietNam Net

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

     Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Đối thoại - bí quyết đánh giá năng lực nhân viên

Công ty tư vấn nhân sự Willis Towers Watson đã thực hiện khảo sát đối với 120 chủ sử dụng lao động. Theo kết quả khảo sát, hơn 1/4 số người được khảo sát cho thấy họ vẫn thưởng cho cả những người không có năng lực. Cũng theo khảo sát này, tình trạng nhân viên được cho điểm cao hơn so với khả năng thực sự khi đánh giá hiệu quả làm việc là chuyện phổ biến.


Theo bà Laura Sejen - Giám đốc điều hành của Willis Towers Watson, phần lớn các bảng đánh giá mà người quản lý sử dụng chỉ có 2 mức là đạt và vượt chỉ tiêu. Theo như cách đánh giá này, các nhân viên kém đều đạt và đương nhiên sẽ nhận được tiền thưởng. Điều này đi ngược lại với định nghĩa của việc thưởng theo năng lực, vốn chỉ áp dụng cho nhân viên đã cố gắng trong suốt một năm.

Đối với những người hưởng lương, tiền thưởng thực chất là là một khoản sẽ được thêm vào trong thu nhập, chứ không phải là phần thưởng cho những đóng góp trong suốt cả năm dài. Người lao động sẽ coi phần thưởng này là chuyện đương nhiên, họ có quyền được hưởng. Tâm lý này làm cho việc thưởng bằng năng lực mất đi bản chất của nó là tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Bà Bettina Deynes - Phó chủ tịch phụ trách nhân sự của Hiệp hội Nhân sự Mỹ cho rằng, các công ty không phân loại theo đường cong. Nếu phân loại theo đường cong thì sẽ có ít người thuộc loại xuất sắc, phần lớn sẽ rơi vào loại bình thường, số còn lại ở mức kém.

Khi không phân loại theo đường cong thì ai cũng như ai. Những người có năng lực và không có năng lực sẽ đều được thưởng như nhau. Do vậy, cần phải có tương quan giữa hiệu quả làm việc và phần thưởng. Cũng vì thế mà chẳng ai ngạc nhiên khi biết rằng, theo khảo sát của Willis Towers Watson, chỉ có 20% số chủ lao động thấy việc trả công theo kết quả làm tăng năng lực của từng nhân viên. Khi chuyện lương thưởng chưa chuẩn, cuối cùng, những người giỏi sẽ ra đi.

Việc đánh giá hiệu quả làm việc không phát huy tác dụng cũng do tính rắc rối của nó. Cả nhân viên và người quản lý phải điền vào rất nhiều mẫu. Điều này tốn khá nhiều thời gian mà đáng ra phải dành cho công việc. Đó là còn chưa kể, những câu hỏi mẫu lại không thực sự gắn liền với mục tiêu và công việc. Có thể nói, chuyện đánh giá năng lực kiểu này thực sự làm người ta thấy “ngán ngẩm”.
Stack ranking là phương pháp đánh giá quy định số lượng nhân viên được xếp vào từng hạng, không quan tâm đến hiệu quả thực tế. Ví dụ, nếu trong nhóm có 10 người, trong đó có 2 nhân viên “xuất sắc”, 5 nhân viên “tốt” và 3 nhân viên “kém”. Dù trong số 5 nhân viên “tốt” có người nổi trội hơn nhưng vì tiêu chuẩn số nhân viên xuất sắc được quy định là 2 nên không được nhận thưởng như người xuất sắc.

“Ngán ngẩm” rồi nên nhiều công ty phải xem xét lại quy trình đánh giá. Dù đánh giá kiểu nhẹ nhàng hay đánh giá cứng nhắc kiểu "stack ranking" thì đều không có hiệu quả. Đánh giá kiểu cho điểm theo từng tiêu chí hay dùng đường cong phân loại đều quá đơn giản và kém linh hoạt. Các công ty như Yahoo vẫn sử dụng cách đánh giá dùng đường cong phân loại để xếp hạng và thưởng (hoặc phạt) nhân viên.

Tuy nhiên, cách tốt nhất hiện nay là phải ngồi đối thoại rõ ràng về định nghĩa thế nào là thành công và thế nào là đạt mục tiêu. Theo xu hướng này, việc nhận xét phải được tiến hành thường xuyên hơn. SHRM khuyến cáo rằng, các nhà quản lý phải nói chuyện với nhân viên ít nhất 4 lần/năm.

Nếu việc đánh giá năng lực thực sự hiệu quả, mọi người sẽ không phải “ngán ngẩm” với quy trình mà theo lý thuyết, có thể động viên được người lao động. Khi đó, không phải ai cũng sẽ được thưởng vào cuối năm.

Theo Trí thức trẻ

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

      Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Một người Việt xếp 7/200 nhà kinh tế trẻ xuất sắc thế giới

Giáo sư Nguyễn Đức Khương (hiện giảng dạy ở Pháp) vừa được dự án nghiên cứu kinh tế học RePEc xếp thứ 7/200 nhà kinh tế trẻ xuất sắc của thế giới.


Danh sách 200 nhà kinh tế trẻ này được chọn ra từ 18 625 nhà nghiên cứu kinh thế giới có ấn phẩm khoa học, mọi thể loại, xuất bản từ 10 năm trở lại đây.

Trong số 10 người đầu tiên của danh sách, có mặt các học giả từ những trường như Chicago, MIT, Yale, Wharton School of Business (Mỹ), Toulouse School of Economics (Pháp),v.v.

So với năm 2015, cũng trong bảng xếp hạng này, TS Khương đã tăng thêm 5 bậc (từ vị trí 12 lên vị trí số 7).

Nhà kinh tế Nguyễn Đức Khương hiện là giáo sư ngành tài chính, Phó giám đốc hợp tác khoa học quốc tế và nghiên cứu, & Trưởng khoa Kinh tế - Tài chính tại Học viện quản lý và quản trị kinh doanh Paris (IPAG Business School), Pháp. 

Anh cũng là cộng tác viên giảng dạy, nghiên cứu tại Đại học Sorbonne, Pháp, và nhiều đại học trên thế giới tại Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha v.v.

GS Nguyễn Đức Khương có học vị tiến sĩ khoa học quản lí, chuyên ngành tài chính năm 2005; trước đó tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Thương mại (năm 2000).

Anh tham gia ban biên tập nhiều tạp chí chuyên ngành về kinh tế - tài chính và tổ chức nhiều hội thảo quốc tế.

GS Khương cũng là thành viên của nhóm tư vấn điều phối tài chính Châu Á (Asian Shadow Financial Regulatory Committee), tư vấn cho nhiều chính phủ Châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Philippines.

TS Khương có 3 năm làm chủ tịch Hội Tài chính người Việt trên toàn thế giới (từ năm 2012) và hiện là Chủ tịch Hội Khoa học và Chuyên gia tại Pháp (AVSE); tham gia các hợp tác đa ngành Pháp-Việt (Kinh tế, tài chính, xây dựng, v.v), tổ chức nhiều hội thảo, khóa đào tạo, làm nghiên cứu chuyên ngành liên quan đến Việt Nam.

RePEc xếp hạng các tổ chức nghiên cứu, trường đại học và các nhà nghiên cứu về kinh tế trên thế giới, có đăng kí vào cơ sở dữ liệu của RePEC. 

Việc xếp hạng căn cứ vào nhiều chỉ tiêu khác nhau. Có khoảng 30 chỉ tiêu để xét chọn các nhà nghiên cứu, ví dụ số lượng bài, số lần được các bài báo và tạp chí khoa học khác trích dẫn, mức độ ảnh hưởng,v.v..

Dự án nghiên cứu kinh tế học RePEc (Research Papers in Economics) là nỗ lực hợp tác của hàng trăm tình nguyện viên tới từ 82 quốc gia trên thế giới nhằm tăng cường phổ biến nghiên cứu về kinh tế học và các ngành khoa học liên quan.

Các tài liệu, sách báo và phần mềm được thu thập và duy trì bởi các tình nguyện viên được phục vụ cho nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau.

Nguồn Vietnamnet

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

     Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”



Chính sách ưu tiên của Wal-Mart: Cơ hội mới cho các nữ doanh nhân Việt

Năm 2016, Wal-Mart sẽ mua khoảng 24 tỉ USD hàng hóa trên toàn cầu từ các nhà cung ứng do phụ nữ làm chủ.

Tại Việt Nam, tuy Wal-Mart chưa có kế hoạch mở hệ thống bán lẻ, nhưng hệ thống này hiện đã mở văn phòng tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm tại Việt Nam. Trong đó, nổi bật là chiến lược hỗ trợ và ưu tiên sản phẩm từ những doanh nghiệp do nữ giới làm chủ.

Vào Wal-Mart thế nào?

Gia đình vốn có kinh nghiệm trong ngành thủy sản nên bà Trần Thị Vân Loan, một nữ doanh nhân ở miền Tây, quyết định thành lập Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang nhằm xuất khẩu các sản phẩm cá tra. Tuy nhiên, Công ty vừa hoạt động được một thời gian thì thị trường xuất nhập khẩu khó khăn. Đó là thời điểm những năm 2004.

“Lúc đó, công ty gần như đã hết đường sống sót”, bà Loan nhớ lại. Tuy vậy, vị nữ doanh nhân này vẫn quyết định tự đi tìm thị trường mới còn hơn “ngồi chờ chết”. Bà sang các thị trường vốn không phải là thế mạnh của Việt Nam như châu Phi, Nam Mỹ và châu Á để tìm khách hàng. May mắn đã đến với Cửu Long An Giang khi bà Loan nhận được đơn hàng từ thị trường Mexico. Cũng từ đối tác này, sản phẩm cá tra của Công ty đã vào được hệ thống siêu thị Wal-Mart.

Thế là từ năm 2006, bà Loan đã xác định phải đầu tư để Cửu Long An Giang sản xuất hàng cho các đối tác lớn. Vốn đầu tư để cho nhà máy là hơn 1 triệu USD, nhưng doanh thu năm đầu tiên xuất hàng đã đạt gần 2 triệu USD. Sau vài năm tham gia cung cấp sản phẩm cho Wal-Mart ở phân khúc cao cấp, Công ty xây dựng đã được thương hiệu để hợp tác với các đối tác lớn khác.

Cửu Long An Giang trải qua 8 năm cung cấp hàng vào Wal-Mart ở Mexico, do nhà bán lẻ này chưa có chính sách thu mua hàng trực tiếp từ Việt Nam. Ðến năm 2014, sản phẩm của Công ty mới cung cấp trực tiếp vào Mỹ. Vào Wal-Mart, công ty của bà Loan đã phải trải qua 4 lần kiểm định về nhà máy, tài chính, an ninh chuỗi cung ứng và trách nhiệm xã hội.

“Khó nhất là trách nhiệm với công nhân, cộng đồng và xã hội. Riêng đối với doanh nghiệp thủy sản, các quy định về an toàn thực phẩm phải tuân theo một số tiêu chuẩn quốc tế về nguồn nguyên liệu, vùng nuôi, trang trại. Ðặc biệt là tiêu chí về nguyên liệu sạch. Ngoài ra, sản phẩm phải có đủ nguồn nguyên liệu với số lượng lớn, phải đồng nhất về kích cỡ”, bà Loan kể.

Một công ty khác cũng đã đưa thành công sản phẩm may mặc vào hệ thống Wal-Mart là Công ty May Thêu Thuận Phương. Trước khi trở thành nhà cung cấp cho Wal-Mart từ cách đây hơn 8 năm, Công ty đã gia công cho các công ty Hàn Quốc. Tuy nhiên, với 30 năm kinh nghiệm gia công, lãnh đạo Thuận Phương quyết định bứt phá khỏi gia công thì Công ty mới phát triển được.

Tự thấy có đủ khả năng làm sản phẩm cho Wal-Mart và đội ngũ quản lý đơn hàng có ngoại ngữ, năm 2008, đại diện Thuận Phương tìm đến văn phòng của Wal-Mart ở Trung Quốc để đàm phán. Kết quả, công ty này đã trở thành nhà cung ứng hàng may mặc Việt Nam đầu tiên có mặt trong hệ thống Wal-Mart. Từ đơn hàng 200.000 sản phẩm trong năm đầu tiên, đến nay Thuận Phương đang cung ứng cho Wal-Mart 3-5 triệu sản phẩm/năm. Sang năm 2016, Thuận Phương dự kiến phải mở thêm 2 nhà máy ở Long An để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng cao.

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng theo bà Nguyễn Hoài Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thuận Phương, muốn đưa hàng vào Wal-Mart, Công ty đã phải nghiên cứu kỹ thị trường, xây dựng một chuỗi khép kín từ thiết kế đến sản xuất và phải có quy mô sản xuất đủ lớn mới mong đáp ứng được yêu cầu của “ông lớn” này.

Tại Việt Nam, ngoài các doanh nghiệp do nữ làm chủ kể trên, một số doanh nghiệp khác cũng đã đưa sản phẩm vào hệ thống Wal-Mart khá thành công. Ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Vinamit, cho biết hiện công ty này đang thực hiện nhiều hợp đồng cho các siêu thị lớn của Mỹ, trong đó có Wal-Mart.

Vì sao ưu tiên nữ?

Bắt đầu mở văn phòng tại Việt Nam từ năm 2013 để tìm nguồn hàng và nhà cung cấp sản phẩm, Wal-Mart đang tăng cường lựa chọn và hỗ trợ các doanh nghiệp có lãnh đạo là nữ giới. Bà Jocelyn Tran, Giám đốc cấp cao Khu vực Đông Nam Á, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ Walmart Global Sourcing, cho biết sẽ tiếp tục chọn nguồn cung ứng từ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, hoặc có lực lượng lao động là phụ nữ chiếm đa số. “Chúng tôi mong muốn họ sẽ trở thành nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ chuyên nghiệp cho Wal-Mart”, bà cho hay.

Năm 2016, hệ thống bán lẻ này sẽ mua khoảng 24 tỉ USD hàng hóa từ các nhà cung ứng trên toàn cầu do phụ nữ làm chủ, tăng khoảng gấp đôi so với hiện nay. Nhưng vì sao Wal-Mart lại ưu tiên những doanh nghiệp do nữ làm chủ?

Thông tin khảo sát từ Wal-Mart cho thấy, trong số 260 triệu khách hàng của họ trên toàn cầu, phụ nữ đang chiếm số đông. “Đặc biệt là phụ nữ ở các thị trường mới nổi, vốn đã đầu tư đến 90% thu nhập của mình cho gia đình và cộng đồng”, bà Kara Valikai, Giám đốc cấp cao bộ phận Sáng kiến trao quyền kinh tế cho phụ nữ của Wal-Mart, chia sẻ.

Dù vậy, Wal-Mart cũng khẳng định không có sự phân biệt nào giữa doanh nghiệp do nam hay nữ giới làm chủ trong quy trình cung ứng. Quy trình trở thành nhà cung ứng của Wal-Mart đều giống nhau cho cả hai loại doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quan điểm của Wal-Mart, các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ thường cần thêm hỗ trợ mới đủ yêu cầu trở thành nhà cung ứng. Vì thế, tập đoàn này phải hướng dẫn, tư vấn cho các doanh nghiệp này về giải pháp hậu cần, đo lường, quy trình...

Khảo sát của Wal-Mart cho thấy, hiện các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo còn hạn chế so với những doanh nghiệp do nam lãnh đạo ở chỗ khả năng quay vòng vốn tự có còn hạn chế, tỉ suất lợi nhuận chưa cao. Trong khi đó, ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp do nữ lãnh đạo lại tập trung vào bán lẻ, dịch vụ, lưu trú và ăn uống, không thích hợp để tham gia vào chuỗi cung ứng của Wal-Mart.

Ngược lại, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có tính sáng tạo, khả năng thích nghi cao hơn và cũng sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới nhiều hơn. Phụ nữ cũng thường mua những sản phẩm do những người phụ nữ sáng tạo ra.

“Ở thị trường Việt Nam, Wal-Mart vẫn đang trong quá trình tìm kiếm nhà cung cấp những mặt hàng trong lĩnh vực may mặc, giày dép, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ, đồ chơi trẻ em... Những lĩnh vực này lại chủ yếu do nữ giới làm chủ”, bà Kara Valikai chia sẻ.

Việt Nam hiện có khoảng 200 doanh nghiệp được Wal-Mart đánh giá có tiềm năng xuất khẩu vào hệ thống bán lẻ của họ, nhưng một điều khá tiếc nuối chính là khâu trung gian còn yếu. Mỗi năm, Wal-Mart mua khoảng 1,5-2 tỉ USD hàng hóa từ Trung Quốc. Một nửa mua trực tiếp, một nửa qua các trung gian. Và có không ít sản phẩm đã được Trung Quốc mua từ Việt Nam và bán lại cho Wal-Mart.

Ngoài ra, còn một lý do khác khiến Wal-Mart ưu tiên nhiều hơn cho các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ. Đó là câu chuyện kiện tụng xảy ra vào năm 2005, khi 6 phụ nữ đã đâm đơn kiện Wal-Mart vì phân biệt đối xử không công bằng với nữ giới. Theo những người đâm đơn kiện, lao động nữ làm tại Wal-Mart được trả mức lương thấp và không có nhiều cơ hội thăng tiến. Vụ kiện kéo dài suốt nhiều tháng liên tục và Wal-Mart bị đòi khoản tiền đền bù 1,6 triệu USD. Nhà bán lẻ này cũng từng gặp phải nhiều cáo buộc về chính sách đối xử không công bằng với phụ nữ. Có lẽ, những sự kiện này cũng đã ảnh hưởng đến quyết định của Wal-Mart khi đưa ra chính sách ưu tiên những doanh nghiệp do nữ giới làm chủ.

Theo NCĐT

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

     Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Sự khác biệt giữa tỷ phú và người thường

Người giàu dĩ nhiên có lối suy nghĩ rất khác người thường, và huyền thoại Apple - Steve Jobs cũng không phải ngoại lệ.

Để trả lời cho câu hỏi: "Có phải các tỷ phú biết điều gì đó mà người bình thường không biết?" được đăng trên mạng xã hội hỏi đáp - Quora, Patrick Methieson – một nhà đầu tư mạo hiểm từng làm việc với nhiều tỷ phú đã trích dẫn một câu nói của Steve Jobs về tâm lý chung của tầng lớp này:

"Tất cả mọi thứ xung quanh mà bạn gọi là cuộc sống đều được tạo ra bởi những người không hề thông minh hơn bạn. Vì thế, bạn có thể thay đổi, tác động và tạo nên những thứ của riêng mình mà người khác vẫn sử dụng được".

Methieson giải thích: "Các tỷ phú hiểu rằng thế giới này rất dễ bị tác động. Chỉ cần đủ động lực cố gắng và tài nguyên, con người thực sự có thể thay đổi thế giới. Suy nghĩ này trái ngược với hầu hết chúng ta, rằng thế giới không thể bị thay đổi".

Triệu phú tự thân Steve Siebold - người từng phỏng vấn hơn 1.200 người giàu nhất thế giới trước khi viết quyển sách "Người giàu suy nghĩ như thế nào", cũng từng khẳng định điều này.

Người giàu luôn có tư duy hành động và cũng luôn là người giải quyết vấn đề. "Trong khi đại đa số mọi người chờ đợi để chọn con số may mắn và cầu nguyện một cuộc sống thịnh vượng, thì những người vĩ đại chọn cách giải quyết vấn đề", ông Siebold viết.

Tuy nhiên, cũng như Jobs đã nói, điều này không có nghĩa người giàu có thông minh hơn người bình thường. Siebold cũng giải thích: "Họ chỉ đơn giản là người có đầu óc chiến lược hơn. Khi người giàu cần tiền, họ không băn khoăn việc này có thể làm hay không, mà sẽ bắt tay vào suy nghĩ ngay những ý tưởng mới để giải quyết vấn đề. Và khi giải quyết được vấn đề càng lớn, bạn sẽ càng kiếm được nhiều tiền".

Tóm lại, "Ai cũng có thể trở nên giàu có. Học vấn hay nơi sống không giúp được gì cho bạn đâu. Chúng không phải là những thứ có thể đảm bảo giúp bạn giàu có hơn, mà đó là chính con người bạn", Siebold kết luận.

Nguồn Vnexpress

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn
                
Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Từ Hồ Ngọc Hà ngẫm về cách dùng “sao” trong marketing

Mạng xã hội Facebook đang dậy sóng với những thông tin về vụ “cướp chồng” của nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà. Các “bà mẹ bỉm sữa” đã lập hội tẩy chay cô ca sĩ này, đồng thời tẩy chay luôn cả những nhãn hàng đang sử dụng Hồ Ngọc Hà làm đại diện hình ảnh.

Một tờ báo nổi tiếng đăng bài bênh vực Hồ Ngọc Hà (HNH) lập tức nhận được hàng ngàn lượt review 1 sao trên trang Fanpage của báo. Phải chăng sức mạnh của MXH còn lớn hơn cả truyền thông chính thống?

1. Nổi tiếng hay tai tiếng?

Ca sĩ HNH là một trong những ngôi sao hot bậc nhất hiện nay. Cô là đại diện hình ảnh cho hàng loạt thương hiệu nổi tiếng bậc nhất. Khi sự việc xảy ra, mạng xã hội đã thực sự trở thành chiến trường của hai phe: phe ủng hộ “tìm hạnh phúc riêng” và phe phản đối: “giựt chồng người ta”.

Nhưng có lẽ sự việc đã được đẩy ra hơn, không dừng ở việc bàn luận đạo đức đơn thuần. Với những thương hiệu sử dụng cô làm hình ảnh đại diện, có lẽ đây là thời điểm nhạy cảm. Chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực truyền thông là ông Nguyễn Đình Thành đã phát biểu: “Các nhãn hàng nên dừng hợp tác với Hà Hồ”.

Trong marketing, việc sử dụng người nổi tiếng để nâng cao nhận thức của thương hiệu là điều rất nhiều thương hiệu đã làm và thành công. Tuy nhiên, khi sử dụng người nổi tiếng, các nhãn hàng cũng phải chịu nhiều rủi ro. Bởi khi người đại diện hình ảnh thương hiệu dính “phốt”, nhãn hàng có thể sẽ gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực.

Và không chỉ có vậy…

2. Ba vấn đề khi sử dụng người nổi tiếng

Sơn Tùng MTP là đại diện thương hiệu của Oppo. Ảnh: Công luận.

Tính hiệu quả của việc sử dụng người nổi tiếng trong quảng cáo là không thể chối cãi. Tuy nhiên, cũng có những lý do cho thấy việc sử dụng người nổi tiếng tiềm ẩn rủi ro.

Thứ nhất: Tiền. Ngân sách để thuê người nổi tiếng không nhỏ.

Thứ 2: Lòng tin. Người tiêu dùng có thể yêu thích người nổi tiếng nhưng chưa chắc đã tin những điều người nổi tiếng nói (Rất người người thích giọng ca của Ngọc Sơn hay Đàm Vĩnh Hưng nhưng dị ứng những điều ông hoàng nhạc sến và ông hoàng hàng hiệu này phát biểu).

Thứ 3: Tính ổn định. Rất nhiều người nổi tiếng có tính khí bất thường và có thể rơi vào scandal bất cứ lúc nào. Đó là khi thương hiệu sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực theo.

Tuy nhiên, 3 vấn đề trên đều có giải pháp.

Ngân sách sử dụng người nổi tiếng có thể thấp hơn nếu nhãn hàng có con mắt tinh đời, phát hiện và nuôi dưỡng người đại diện từ khi người đại diện chưa thực sự là ngôi sao lớn. Như Oppo gắn bó với Sơn Tùng MTP từ khi anh nổi tiếng nhưng thực sự khi đó Sơn Tùng chưa thể có vị thế như ngày hôm nay. Nếu như bây giờ Oppo mới thuê Sơn Tùng, ngân sách sẽ lớn hơn rất nhiều.

Vấn đề lòng tin phải đến từ sự chặt chẽ và chuyên nghiệp của cả hai bên, cả từ phía nhãn hàng và cả từ phía người nổi tiếng. Siêu sao bóng đá Ronadinho từng là hình ảnh đại diện của Coca Cola. Nhưng rồi trong một buổi họp báo, người ta thấy anh uống Pepsi. Mặc dù sau đó Ronaldinho có đưa ra lời xin lỗi Coca Cola hủy hợp đồng tài trợ và Ronaldinho mất đi 750.000$. Một cái giá không hề rẻ cho sự thiếu chuyên nghiệp.

3. Khi thương hiệu và “sao” cũng cất cánh

Và thương hiệu nếu có được sự gắn kết hợp lý với người nổi tiếng sẽ giúp thương hiệu cất cánh. Sự tương thích và hấp dẫn về giới tính có thể đưa thương hiệu lên một tầm cao mới. Ở tuổi 15, cô gái xinh đẹp Brooke Shields đã khiến giới trẻ đảo điên cùng quần jeans Calvin Klein với câu định vị: “Không có gì giữa tôi và đồ Calvins - Nothing comes between me and my Calvins”.

Dĩ nhiên, thời gian trôi đi, Brooke Shields không còn là hình ảnh phù hợp dành cho giới trẻ và Calvin Klein dịch chuyển tới những ngôi sao trẻ hơn như Mark Walberg hay Kate Moss.

Thương hiệu California Fitness cũng chắc hẳn cũng đã nhận được nhiều hiệu ứng tích cực khi Hà Hồ làm hình ảnh đại diện, đặc biệt khi bức ảnh cô “chồng cây chuối” khoe dáng ngọc trên bãi biển đã từng gây khuynh đảo mạng xã hội một thời. Dân cư mạng bàn tán xôn xao vì đó là một tư thế khó, cần phải tập luyện fitness và yoga nhiều mới có thể thực hiện được. Giờ hình ảnh HNH đang gặp vấn đề nhưng California vẫn sử dụng cô làm hình ảnh đại diện.

4. Khi người dại diện làm hại thương hiệu

Sử dụng người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo sẽ gây hậu quả nếu con người đó có cá tính đối nghịch với thương hiệu. Năm 2000, Dell quyết tâm dấn thân vào thị trường máy tính cá nhân với hình ảnh chàng sinh viên trẻ trung Benjamin Curtis trong chiến dịch: “Anh bạn, cậu cần có máy Dell - Dude, you’re getting a Dell”.

Dell thất bại khi thuê Benjamin Curtis làm đại sứ thương hiệu. Ảnh từ video trên Business Insider.

Chiến dịch của Dell sau này đã thất bại nặng nề bởi Benjamin Curtis bị cảnh sát bắt do dùng chất ma túy ba năm sau đó. Dell không thể trở thành thương hiệu máy tính cá nhân mạnh. Và lãnh địa máy tính dành cho doanh nghiệp mà Dell từng thống trị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hãy xem thử trường hợp của Tiger Woods. Theo tạp chí Golf Digest, tay golf cự phách này đã kiếm được khoảng 951 triệu USD nhờ quảng cáo và làm hình ảnh đại diện cho các thương hiệu, thu nhập xấp xỷ 63 triệu USD/năm. (Vấn đề 1: Thuê người nổi tiếng cần rất nhiều tiền). Tiger Wood đã rất thành công khi đại diện cho những thương hiệu như Nike, như Accenture, như xe hơi Buick v.v... cho đến khi anh vướng vào scandal tình dục và bị hàng loạt thương hiệu cắt hợp đồng.

Có lẽ bởi các ngôi sao cũng là con người nên tính ổn định là điều rất khó kiểm soát. Đó cũng có thể là lý do ông tổ của ngành quảng cáo hiện đại, David Ogilvy đã từng phát biểu: “Tôi không thích sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng vào quảng cáo của mình. Khách hàng biết rằng thương hiệu phải chi tiền để những người nổi tiếng nói tốt về sản phẩm. Điều đó khiến hiệu quả của quảng cáo yếu đi”.

Tuy nhiên, David Ogilvy vĩ đại cũng thừa nhận: “Có rất nhiều điều tôi không biết về quảng cáo. Và tôi có nhiều quan điểm sai lầm về quảng cáo. Sự bí ẩn đó khiến ngành nghề này luôn cuốn hút tôi”.
Các nhãn hàng nên tạm dừng việc dùng hình ảnh Hồ Ngọc Hà để quảng bá thương hiệu!

Theo Trí thứ trẻ

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn
                
Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Anna Wintour - "bà hoàng" ngành thời trang thế giới

Với chỉ duy nhất một kiểu tóc cắt ngắn và cặp kính đen to sụ đã trở thành thương hiệu, nhưng Anna Wintour – Chủ biên Tạp chí Vogue, được biết đến như là “bà hoàng” quyền lực nhất trong lĩnh vực thời trang thế giới.

Anna không chỉ góp phần định hình các xu hướng thời trang mới, mà còn phát hiện và nuôi dưỡng nhiều tài năng trẻ trong ngành.

Dưới sự giúp đỡ của Anna, nhiều nhà thiết kế trẻ vô danh đã trở nên nổi tiếng thế giới. Có thể kể đến như John Galliano, nhà thiết kế của Christan Dior, đồng sở hữu thương hiệu John Galliano; Marc Jacobs, Giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton, đồng sở hữu thương hiệu Marc Jacobs; Narciso Rodriguez, cựu thiết kế gia của Calvin Klein, nay sở hữu thương hiệu Narciso Rodriguez và là người thiết kế váy cho phu nhân Tổng thống Mỹ Michelle Obama; Tory Burch, cựu thiết kế gia của Ralph Lauren, nay sở hữu thương hiệu Tory Burch… và rất nhiều người nổi tiếng khác.

Tiếp quản Vogue tại Condé Nast Publications với chức danh Tổng biên tập vào năm 1988 sau nhiều năm lăn lộn tại nhiều tờ báo từ Anh sang Mỹ, Anna đã khiến tờ báo từ chỗ chỉ tập trung vào những trang phục cổ điển, truyền thống kiểu Anh, chuyển dần sang hướng năng động, phóng khoáng theo phong cách của người Mỹ.

Anna Wintour làm Tổng biên tập Vogue từ năm 1988. Nguồn ảnh: metro.co.uk

Tính tại thời điểm cuối năm 2010, tổng doanh thu của Vogue đạt hơn 3,82 triệu USD. Do sự xuất hiện của điện thoại thông minh và máy tính bảng, doanh thu của ngành báo in được dự báo sẽ giảm sút đáng kể, tuy nhiên, Vogue vẫn có được 11,4 triệu độc giả trung thành và khoảng 1,2 triệu lượt truy cập vào website của tạp chí mỗi năm. Tính đến hết năm 2014, tài sản của Anna đã lên tới 35 triệu USD.

Sau 27 năm tại Vogue, sự ảnh hưởng của Anna đã lan rộng vượt ra khỏi thành trì thời trang. Từ các chính trị gia, các ngôi sao Hollywood, cho tới những huyền thoại thể thao, Anna đều có tầm ảnh hưởng nhất định.

Anna chính là người định hình “gu” thời trang cho Adele khi cô không mấy tự tin vào thể hình hơi quá khổ của mình, để rồi sau đó sự nghiệp của nữ ca sĩ này phất lên như “diều gặp gió”. Oprah Winfrey cũng luôn hỏi ý kiến Anna trước mỗi sự kiện quan trọng. Bộ phim “Yêu nữ xài hàng hiệu” (The Devil wears Prada) cũng là câu chuyện mô phỏng nhân vật của Anna.

Anna đã từng vận động gây quỹ cho Barack Obama trong chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 2008. Bà chỉ trích Hillary Clinton vì vị này đã phàn nàn bộ quần áo được thiết kế riêng để chụp ảnh bìa cho chính Vogue là “quá nữ tính”…. Anna từng phát ngôn trên tờ The New York Times rằng: “Nếu bạn đưa cho tôi một bức ảnh bất kỳ về thời trang và đặt nó ra ngoài bối cảnh của nó, tôi sẽ nói cho bạn biết điều gì đang diễn ra trên thế giới này”.

Anna sinh ngày 3/11/1949, tại London. Ở tuổi 66, tuổi mà hầu hết các phụ nữ đã lĩnh lương hưu thì Anna vẫn miệt mài làm việc, kiếm được 1,3 triệu bảng Anh mỗi năm và con số này có thể đã tăng lên khá khá thời gian gần đây. Đồng thời vẫn là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp thời trang thế giới.

Là “con nhà nòi” khi cha của bà cũng là tổng biên tập của một tờ báo, ngay từ khi còn trẻ, Anna đã nhận ra rằng, ngoài cả quá trình tìm tòi, học hỏi, chăm chỉ và kiên nhẫn, để thành công thì không thể thiếu sự quyết đoán. "Quyết đoán là một trong những con đường dẫn đến thành công. Ngay khi tôi hoàn toàn chắc chắn đã biết rõ về những gì tôi đang nói, tôi sẽ đưa ra quyết định ngay lập tức", Anna chia sẻ.

Anna cũng là người rất tuân thủ kỷ luật, với thói quen cứng nhắc như luôn thức dậy vào lúc 5 giờ sáng để chơi tennis 1 tiếng (bởi vậy Anna luôn đi ngủ vào lúc 10h tối), trước khi là người đầu tiên uống 2 tách cà phê tại một quán Starbucks quen thuộc, sau đó mới đến văn phòng của bà tại New York.

Bà không uống rượu và luôn mặc váy ngắn Chanel trong suốt cả hai lần mang thai của mình. Anna đúng giờ một cách hoàn hảo, khoác trên người bộ váy áo sang trọng, kính mát to và là luôn người đến đầu tiên, ngồi tại hàng ghế đầu trong các show diễn thời trang mà bà tham dự, bởi buổi biểu diễn đó sẽ chưa bắt đầu khi Anna chưa xuất hiện.

Trong một cuốn hồi ký gần đây, Amy Odell, một nhà báo Mỹ đã tiết lộ một số “bí mật dễ thương” của Anna. “Mặc dù bà ấy có vẻ ngoài nghiêm khắc và hơi lập dị, nhưng bà ấy cũng có một trái tim mềm mại như mọi bà mẹ khác”, Amy nói.

Có lẽ “điểm yếu” duy nhất của “người đàn bà thép” này là ở hai người con của bà. Charles, 30 tuổi, đã tốt nghiệp Đại học Oxford, hiện đang theo học y khoa tại Đại học Columbia và cô con gái “rượu” tên Bee, 28 tuổi, là một nhà sản xuất truyền hình.

Anna Wintour và con gái Bee. Nguồn ảnh: theguardian

“Nhiều người không tin, nhưng thực tế, khi các con tôi còn nhỏ, tôi luôn tự cố gắng chăm sóc con, cho con bú mà không sợ hỏng ngực và dành phần lớn thời gian buổi sáng và tối để chơi cùng chúng. Đối với tôi, con cái và sự nghiệp luôn song hành cùng nhau, tôi có đủ thời gian và nghị lực để làm tốt những gì mà tôi quan tâm”, Anna tâm sự.

Theo bình chọn của Tạp chí Forbes, Anna hiện còn nổi tiếng hơn cả Nữ hoàng Anh với vị trí thứ 28 trong danh sách “Những phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2015”, trong khi Nữ hoàng Anh đứng ở vị trí 41.

Điều này khẳng định chiếc ghế trong Bảo tàng Metropolitan của Viện Nghệ thuật Costume Gala là hoàn toàn xứng đáng đối với Anna. Còn trên thực tế, Anna đã thực sự là “bà hoàng” của ngành công nghiệp thời trang thế giới.

Theo Tinnhanhchungkhoan

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn
                
Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Cường Phạm và giấc mơ đưa nước mắm Việt ra thế giới

Rời bỏ vị trí và công ty mà nhiều người mơ ước là Apple, doanh nhân Cường Phạm đã chọn một ngã rẽ mà không ai ngờ đến, đó là đưa nước mắm Việt "vượt đại dương".


Tháng 3/2013, một nhóm phóng viên ẩm thực và đầu bếp nước ngoài đổ bộ làm xôn xao đảo nhỏ Phú Quốc. Quần ngắn, áo phông, giữa cái nắng oi ả, họ lặn lội vào khu chợ cá tấp nập, chọn mua thực phẩm, chiều vào thăm nhà thùng làm nước mắm trên đảo và buổi tối, chế biến ẩm thực.

Paul Qui, quán quân cuộc thi Bravos Top Chef mùa 9 năm 2011 chế biến món tôm sốt cà chua theo phong cách ẩm thực Đông Nam Á lần đầu tiên kết hợp phương Tây, dùng với nước mắm chế biến tại Phú Quốc, đặc sản của hòn đảo này. Chịu trách nhiệm dẫn đoàn và phiên dịch cho các đầu bếp và phóng viên quốc tế trong hành trình khám phá ẩm thực Việt Nam là ông Cường Phạm, Việt kiều Mỹ, cựu kỹ sư phần mềm Apple rời bỏ ngành công nghệ nhiều năm để theo đuổi giấc mơ mang nước mắm Việt ra thế giới.

Ông Cường cùng gia đình rời Việt Nam, đến Mỹ vào năm 1979. Năm 2005, khi trở về quê hương Phú Quốc, ông bất ngờ nhận ra nước mắm Phú Quốc mà gia đình ông vẫn ăn thường ngày tại Mỹ thực chất là nước mắm Phú Quốc "nhái" được chế biến tại Thái Lan. Từ đó, ông nuôi khát vọng một ngày sẽ mang nước mắm Phú Quốc đúng nghĩa đến Mỹ.

Khát vọng này lấn át cả ý định lập một hãng phần mềm của ông sau khi nghỉ hưu. Cựu nhân viên Apple, Oracle, Verizon để lại ba mươi năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin, mang tiền tích lũy về Phú Quốc, một trong những khu vực có nguồn cá cơm dùng để sản xuất nước mắm ngon nhất thế giới, mua một nhà thùng nhỏ, nghiên cứu công thức làm nước mắm.

Sau khi thử nghiệm thành công loại mắm tốt nhất với tên gọi Red Boat (Cánh Buồm Đỏ), ông giới thiệu đến cộng đồng người Việt tại Mỹ, sau đó mới bán ra thị trường vào năm 2011.

Nước mắm Red Boat, nổi bật dòng chữ "Made in Phu Quoc Island" (chế biến tại đảo Phú Quốc) của ông Cường hiện đã được xuất hiện trên các kệ siêu thị tại Mỹ và được không chỉ giới Việt kiều mà còn người phương Tây sử dụng.

Năm ngoái, đầu bếp Paul Qui gọi nước mắm Red Boat trên báothedailymeal.com là một trong hai loại nguyên liệu mà những người nội trợ không nên bỏ qua trong gian bếp của mình. New York Times gọi Red Boat của ông Cường là "nguyên chất thượng hạng" dù so với các hãng nước mắm khác tại Việt Nam, Red Boat hiện vẫn là một nhà máy chế biến mắm có quy mô khá khiêm tốn.

Trong kinh doanh, ông Phạm Cường áp dụng nguyên tắc nổi tiếng của thương hiệu Apple: chất lượng là chính (giá Red Boat cao hơn so với các loại nước mắm khác cùng độ đạm).

Ông kiên quyết phản đối việc rút ngắn thời gian chế biến như cách các nhà thùng nước mắm Việt Nam thường làm nhằm nâng cao sản lượng nhưng sẽ giảm sút chất lượng. Nước mắm Red Boat được ví von tinh túy và mang đậm hương vị truyền thống Việt, tương tự như rượu Bordeaux của Pháp.

Cánh Buồm Đỏ hiện không đơn độc chỉ mình ông Cường. Thương hiệu nước mắm này đang đứng trước cơ hội ra khơi xa hơn. Họ vừa nhận được sự đầu tư của một số cổ đông cũng là người gốc Việt rót vốn tham gia vào công ty với ý định đẩy mạnh hơn sự hiện diện của nước mắm Việt trên đất Mỹ vào năm 2016, thời điểm Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được cho là sẽ ký kết, dỡ bỏ hàng rào thuế quan xuất khẩu nhiều mặt hàng, trong đó có thực phẩm vào Mỹ.

Theo DNSG

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

      Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”