Học cách thư giãn của tỷ phú Warren Buffett

Sở hữu khối tài sản trị giá 60,8 tỷ USD, Warren Buffett nổi tiếng không chỉ là người giàu đứng thứ ba thế giới (do tạp chíForbes bình chọn năm 2016) mà còn là người biết cách cân bằng cuộc sống và công việc.

Đã có vô vàn cuốn sách viết về cách ông tích lũy sự giàu có, tuy nhiên không nhiều bài viết về việc tỷ phú 85 tuổi này làm gì vào thời gian rảnh. Dưới đây là 5 điều Buffett làm mỗi ngày, mà ai trong chúng ta cũng có thể thực hiện.

1. Đọc 500 trang sách

Một lần, khi được hỏi làm thế nào để trở nên thông minh hơn, nhà tiên tri xứ Ohama đã chỉ vào chồng sách gần đó và nói: "Hãy đọc 500 trang sách mỗi ngày. Đó là cách tích lũy kiến thức".

Ước tính Buffett dành 80% thời gian trong ngày cho việc đọc tại nơi làm việc (báo cáo tài chính, tạp chí chuyên ngành, báo cáo phân tích) và tại nhà (sách, báo). "Tôi đọc nhiều và nghĩ nhiều. Điều đó giúp hạn chế việc đưa ra các quyết định bốc đồng trong kinh doanh", ông chia sẻ.

Nói một cách đơn giản, bạn càng đọc nhiều thì càng biết được nhiều thông tin và xem xét vấn đề cẩn thận hơn.

2. Tập thể dục

Buffett từng chia sẻ bí quyết giúp trẻ lâu của mình là "ăn như một đứa trẻ 6 tuổi", và sử dụng các loại thực phẩm như hamburger, thịt nướng, bánh rán và uống 5 lon Coke mỗi ngày.

Tuy nhiên, vào năm 2007 (khi đó Buffett 77 tuổi), Buffett tiết lộ rằng bác sĩ đã cho ông hai lựa chọn đơn giản: "Hoặc là ăn uống lành mạnh hơn hoặc là tập thể dục". Và ông đã chọn cách tập thể dục.


Việc thay đổi lối sống đã cải thiện sức khỏe của Buffett rõ rệt. Sau khi chiến thắng căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt hồi năm ngoái, ông trông như khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

3. Tiết kiệm

Cũng giống như "thần tượng" Chuck Feeney - người đã bí mật cống hiến toàn bộ tài sản của mình cho từ thiện, Buffett trở thành một trong những nhà từ thiện lớn nhất thế giới khi cùng với Bill Gates thành lập Tổ chức Giving Pledge với cam kết dành ra 99% tài sản của mình cho các hoạt động từ thiện. Hiện Quỹ này đã có 137 thành viên là các cá nhân siêu giàu, năm qua bổ sung thêm 2 tên tuổi lớn: Mark Zuckerberg và Elon Musk.

Ông chia sẻ: "Nếu bạn nằm trong nhóm 1% những người may mắn nhất thế giới, bạn phải có trách nhiệm và suy nghĩ cho 99% những người còn lại".

Buffett cũng nổi tiếng là người sống tiết kiệm. Hiện người giàu thứ ba thế giới vẫn sống trong căn nhà mua từ gần 6 thập kỷ trước (năm 1958) với giá 31.500 USD. Ông cũng thích chiêu đãi các nhà đầu tư ăn trưa ở McDonald's khi họ đến thăm ông tại Ohama.

4. Chơi những trò chơi luyện tính kiên nhẫn

Buffett cho biết cách ông quản lý khối tài ngày một tăng của mình giống như chơi trò chơi. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi mọi người đều biết Buffett thích chơi trò chơi, đặc biệt là các trò chơi tài chính luyện trí óc, nhằm giúp ông đưa ra các lựa chọn đầu tư chính xác hơn.

Thực tế, Buffett thích chơi bài Brigde đến mức người ta thấy ông trả tiền để được ngồi chơi cùng với những người già về hưu bên lề một trung tâm thương mại nhỏ tại Ohama.

Ông khẳng định: "Đây có lẽ là trò chơi luyện trí óc tốt nhất hiện nay. Cứ mỗi 10 phút, bạn lại nhìn thấy những tình huống mới xảy đến. Bài Brigde thiên về việc cân nhắc tỷ lệ lãi/lỗ khiến bạn phải luôn tính đến mọi trường hợp có thể xảy ra".

5. Tận hưởng sở thích riêng

Đối với Buffett hay các chuyên gia làm việc tại Phố Wall - những người thường xuyên làm việc hơn 100 giờ/tuần, việc tận hưởng sở thích dường như là chuyện không thể. Tuy nhiên, Buffett lại là người chơi đàn uklele rất giỏi và thậm chí còn tự sáng tác nhiều bài hát.

Trên trang Youtube đăng tải một số video ghi cảnh ông hát cho chương trình từ thiện của Coca-Cola (ông sở hữu 16 triệu USD cổ phần của Hãng) và chơi uklele cùng ban nhạc rock Bon Jovi.

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

      Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”


Dịch vụ quảng cáo trên Taxi Toàn quốc [Unique Ads]

Ban muốn quảng cáo nhưng chưa biết chọn phương thức quảng cáo nào cho thật hiệu quả?

Hãy chọn quảng cáo trên taxi bởi vì quảng cáo trên Taxi chi phí thấp, hiệu quả cao, lượng “Reach” lớn. So với chi phí quảng cáo của 1 biển quảng cáo bạn có thể quảng cáo trên khoảng 25 xe taxi hoặc hơn. Tương đương với 25 tấm bảng di động mang hình ảnh quảng cáo, thương hiệu, sản phẩm của bạn đi khắp thành phố.






UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn

       Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Định vị thương hiệu sai, Bphone bỏ lỡ cơ hội nào?

Nếu Bkav xây dựng định vị thương hiệu cho Bphone trên nền tảng của một chiến lược cạnh tranh đúng và kịp thời điều chỉnh hoạt động Marketing dựa trên thông tin thị trường, họ đã có thể xoay chuyển tình thế.

Khi tung ra một sản phẩm hay phát triển một thương hiệu mới, chắc chắn người chủ phải cố gắng tính các yếu tố liên quan từ dự toán đầu tư cho tới kế hoạch khởi động - launching. Doanh nghiệp nào cũng đều cần làm nghiên cứu thị trường và phân tích kinh doanh cho dù khoản đầu tư lớn hay nhỏ. Tương tự, Bkav đã dành nhiều công sức cho điện thoại “siêu phẩm” Bphone của mình, ở thời điểm ra mắt người tiêu dùng. Nhưng tới nay đã gần 10 tháng, vì sao không có tín hiệu nào cho thấy họ đạt được mục tiêu kinh doanh, thậm chí đang bị lãng quên ngay trên “công trình nghiên cứu” khủng của mình? Một câu hỏi đặt ra rằng: Bkav và ông Nguyễn Tử Quảng có đang bị sai ở đâu không?

                                                     Ảnh: Bphone - một siêu phẩm của Bkav

Định vị thương hiệu đẳng cấp: Sai lầm đầu tiên

Điện thoại Bphone có người gọi tếu theo nghĩa nổ là “Bom Phôn”, điều này có phải xuất phát từ vị CEO bị gắn với biệt danh “Quảng Nổ” nên “đành” khuếch trương kêu đến vậy hay việc chọn “Định vị thương hiệu” cho Bphone trở thành một siêu phẩm là quyết định của Nguyễn Tử Quảng, vì cho rằng “chiến lược chắc chắn đã đúng”?

Định vị thương hiệu là khẳng định vị trí của một thương hiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Có ba yếu tố chủ đạo được nhận biết về định vị là: Chất lượng; Giá cả và Hình ảnh. Xem xét các tuyên bố và hình thức gắn với Bphone thì họ đã tự chọn định vị phân khúc cao cấp (high-end). Bphone luôn so sánh có những điểm hơn hẳn những thương hiệu điện thoại đang dẫn đầu thế giới như iPhone 6, Galaxy S6. Trước khi phiên bản 1 ra thị trường, Bkav định giá dự kiến một chiếc Bphone là 13 triệu đồng, và rồi giá bán đã được đưa ra là 9,990,000 đồng. Với tất cả các đặc điểm nêu trên, như vậy Bphone còn hơn cả “cao cấp”? Nhưng chất lượng của Bphone có tương xứng với giá tiền mà khách hàng bỏ ra mua không, để tự hào là “sản phẩm đại diện cho một Quốc gia” lần đầu tiên được sản xuất hầu hết các công đoạn bởi một hãng tại Việt Nam, thì vẫn là một dấu chấm hỏi.

Ảnh: Định vị của Bphone với mức giá cao và những tuyên bố chất lượng

Sai lầm nối tiếp sai lầm: Tự hào “Made in Vietnam”

Chúng ta đều biết iPhone và nhiều sản phẩm nổi tiếng khác được sản xuất tại Trung Quốc - nơi mệnh danh là “công xưởng” của thế giới. Khi thời đại toàn cầu hóa thì “Made in” ở đâu sẽ không còn quá quan trọng nếu thương hiệu được khẳng định, còn dĩ nhiên người chủ vẫn sở hữu các phát minh, nắm nền tảng công nghệ, giữ vai trò kiểm soát chất lượng và giám sát theo đúng tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Tại thời điểm ban đầu, Bkav quả thực đã tạo ra một hiện tượng, nhận không ít các háo hức từ cộng đồng với thái độ tích cực. Tuy nhiên từ sự quan tâm của khách hàng dẫn đến quyết định mua và chấp nhận trả giá nào, lại là vấn đề khác. Bkav giải thích vì sao Bphone có mức phí cao tương tự và các giá trị không thua kém các anh chàng “ngoại quốc” kia. Kêu gọi niềm tự hào dân tộc và tinh thần “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” theo cách đã mang lại thành công như Cà Phê Trung Nguyên chừng 10 năm trước thì nay với Bphone sẽ không phát huy được, do các điều kiện đã thay đổi.

Cà phê là hàng đồ uống tiêu dùng nhanh có giá trị thấp, vì suy nghĩ cho rằng một thương hiệu nội làm ngay trên một đất nước trồng và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, thì khách hàng dễ dàng đánh giá cà phê của Trung Nguyên sánh ngang với thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, chưa kể họ nghĩ rằng gu vị phù hợp với người Việt hơn so với đối thủ ngoại như Nestcafe? Nhưng với mặt hàng điện thoại thì không phải vậy, Quốc gia Việt Nam và công ty Bkav đều không được thừa nhận là những thương hiệu sở hữu công nghệ cao. Vậy “Made in Vietnam” gắn với Bphone thì có làm tăng thêm lợi ích cho sản phẩm? Liệu rằng, ai sẽ dễ dàng bỏ ra hơn 10 triệu đồng để mua dùng thử Bphone, như mua một hộp cà phê hòa tan G7 chỉ có giá vài chục ngàn đồng?

Nếu phân tích giá trị của Bphone theo mô hình “SẢN PHẨM TỔNG THỂ” (Total Product, Levitt) mà chúng tôi vẫn sử dụng trong các chương trình tư vấn - đào tạo xây dựng & phát triển thương hiệu tại AMICA thì Bphone chưa thể đạt mức của “Sản phẩm mong đợi”, tức là những cái tối thiểu mà khách hàng kỳ vọng phải có, khi tham chiếu sang mức giá cũng như theo tuyên bố định vị của nhà sản xuất.

                                                 Ảnh: Sản phẩm tổng thể (Levitt)

Ngoài các đặc tính vật lý và sự khác biệt thấy được dù ý nghĩa thật thì những giá trị vô hình khác như cảm xúc, tâm lý đám đông cũng tác động đến khách hàng nên Bkav chưa ý thức rõ, lại “vô tình quảng bá” về tính quy mô thông qua hình ảnh nhà máy chỉ sở hữu làm phần cơ khí, lắp ráp mà không phải hoạt động trọng tâm trong nghiên cứu và phát triển (Research & Development)?

Do không có phương pháp chuẩn, một cách nhìn đúng về Chiến lược và Thương hiệu nên nhiều Doanh nghiệp không dựa trên nền tảng phân tích chiến lược cạnh tranh, chưa đặt trong một chiến lược dài hạn và đồng bộ của công ty dẫn đến họ chủ quan hoặc sai lầm khi đưa ra các quyết định đầu tư vào ngành, xác định định vị, tìm kiếm giá trị khác biệt, chọn cấp độ sản phẩm hay không thấu hiểu khách hàng,..

Bạn là đẳng cấp thực sự hay không, không thể do bạn tuyên bố đơn phương, mà kết hợp cả sự trải nghiệm về chất lượng sản phẩm và nhận định cuối cùng sẽ thuộc về khách hàng, cho dù bạn truyền thông rất tốt, câu chuyện thương hiệu rất hay, tuổi đời doanh nghiệp dày dạn, thiết kế nhận diện và hình thức bắt mắt. Chúng tôi tin rất nhiều người yêu nước sẽ ủng hộ xài hàng Việt, dù sản phẩm chưa thực xuất sắc, nhưng nếu phải trả giá cao cho một sản phẩm công nghệ phức tạp lại là thiết bị gắn liền công việc và nhu cầu cá nhân hàng ngày, thì sự cân nhắc này hoàn toàn có lý.

Trên đây chính là hai sai lầm cơ bản của Bkav, dù là một tập đoàn lớn tại Việt Nam, do không có được phương pháp chuẩn, một cách nhìn đúng về Chiến lược và Thương hiệu nên họ đã bỏ qua xác định nền tảng cạnh tranh trong một chiến lược dài hạn mang tính đồng bộ của công ty và những yếu tố có liên quan để đảm bảo thực hiện được “lời hứa của thương hiệu”.
Chiến lược có điều chỉnh được không?

Dù đã tính toán một cách kỹ lưỡng nhưng nếu mọi việc không diễn ra theo dự kiến thì chiến lược chắc chắn phải điều chỉnh, vì không tránh được một phần các thông tin sử dụng là giả định từ thị trường. Ngay cả những tập đoàn lớn trên thế giới, với những bản kế hoạch công phu, cũng vẫn mắc một vài sai lầm có thể rất nhỏ.

Ngày nay, ngoài phương pháp nghiên cứu và phỏng vấn trực tiếp để biết phản hồi của khách hàng thì thu thập dữ liệu lớn (Big Data) từ những người dùng trên Internet (Báo, Facebook, Twitter, Blog, Forum - Diễn đàn,..) bằng cỗ máy tìm kiếm và phân tích nguồn dữ liệu với 12 triệu bản ghi mỗi ngày, cũng là một kênh không thể bỏ qua. Điều đó được chứng minh khi chúng tôi đã kiểm định cho tình huống Bphone với công cụ có tên “Social Listening - Lắng nghe mạng xã hội” của Datasection - công ty lớn thứ 2 của Nhật Bản cung cấp.

Ảnh: Chi tiết những quan tâm của khách hàng

Sau khi xử lý hơn 10,000 bài viết và các bình luận của người dùng trên mạng từ tháng 5 - tháng 8/ 2015, báo cáo chi tiết cả mối quan tâm về nguồn gốc xuất xứ, năng lực nhà máy, chất lượng, bảo hành,.. Nổi bật nhất là lý do thu hồi và mức giá. Kết quả thể hiện, 80% người tiêu dùng chấp nhận giá từ 5 - 9 triệu đồng; 14% chọn từ 3 - 5 triệu đồng và có 6% chỉ trả ở mức 2 - 3 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu bởi 4 yếu tố: mức giá không phù hợp với thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam (17,4%); người tiêu dùng có nhiều lựa chọn khác rẻ hơn (30,6%); giá không tương xứng với chất lượng sản phẩm (22,6%) và còn lại là không có lý do cụ thể (29,4%). Đặc biệt, khi được hỏi nếu mua điện thoại thay thế Bphone thì phân khúc thấp có Massgo E3, Honor4; phân khúc trung bình có Xiaomi MI4, Oppo, LG G3 và phân khúc cao cấp có iPhone, Xperia Z3, Galaxy S6.

Đến đây, các bạn có thể tự kết luận, Bphone được người tiêu dùng xếp vào phân khúc nào?

Bỏ lỡ cơ hội sửa sai

Mặc dù các tín hiệu nổi trên rất nhiều kênh hay cụ thể là bản báo cáo ý kiến người dùng được xuất bản công khai bởi Datasection tại Việt Nam nhưng vì sao Ban lãnh đạo Bkav không nắm bắt hay không thể hạ giá?

Nếu làm lại, họ nên điều tra ướm giá cho Bphone với nhóm khách hàng tiềm năng rồi tiết lộ thử về thiết kế, cấu hình, chức năng để tổng hợp các quan điểm từ thị trường. Khi Doanh nghiệp bị giới hạn thời gian và không thể chi ngân sách lớn mua một số lượng mẫu khảo sát tương ứng theo cách làm truyền thống, thì Big Data lúc này rất có giá trị, gần như đủ coi là phản ánh của số đông.

Trên thực tế, các chỉ dẫn tốt này sẽ giúp những người làm Chiến lược và Marketing của Bkav nhiều cơ hội đánh giá mà triển khai tiếp trong điều kiện có thể. Ngược lại, các sự kiện vẫn diễn ra, vào ngày 25/8/2015, đợt mở bán thứ 2 khá yên ắng với mức giá không đổi và phải tới ngày 8/1/2016, Bphone mới giảm đồng loạt 3 triệu đồng/ sản phẩm, đi kèm sự giải thích chuẩn bị cho sự ra đời của phiên bản số 2 trong Quý 1/2016. Mức giá mà lẽ ra họ nên đặt cách đây 7 tháng để dễ dàng xâm nhập thị trường?

Dẫu vậy, chiến thuật điều chỉnh xuống giá sau mỗi 6 tháng để chuẩn bị cho phiên bản nâng cấp mới cũng quá quen thuộc trong nhận thức của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm công nghệ. Nhưng động thái này của Bphone không tạo ra sự thay đổi trong tương quan cạnh tranh, vì đối thủ cũng làm tương tự. Về cơ bản, Bkav không có gì thay đổi cục diện, họ vẫn giữ giá - giữ định vị như cách đã chọn ngay từ đầu. Lúc này, hiệu ứng thổi lửa truyền thông đã bất khả dụng. Mọi điều sẽ tốt đẹp hơn, nếu Bkav thực sự có thể tạo ra một sản phẩm Bphone tốt như họ tuyên bố, một thương hiệu Bphone được định vị đúng dựa trên năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh của Bkav.

Nguồn: www.amica.vn

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

      Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Vì sao Samsung bán màn hình AMOLED cho đối thủ?

Việc nắm trong tay công nghệ màn hình AMOLED đã giúp doanh số bán các dòng điện thoại Galaxy của Samsung tăng vọt. Song, dù muốn hay không, Samsung cũng phải bán màn hình này cho các đối thủ.

Vì nếu không nhanh chân, các nhà sản xuất màn hình AMOLED khác sẽ chiếm mất cái bánh thị phần mà Samsung đang là số 1.

Trong bối cảnh màn hình AMOLED ngày càng được người dùng ưa chuộng, Samsung đang hưởng lợi lớn với tư cách là nhà sản xuất lớn nhất của loại màn hình này. Việc sử dụng màn hình AMOLED trên các sản phẩm của mình đã giúp doanh số của Samsung tăng vọt.

Thế nhưng có một nghịch lý đằng sau thành quả này. Samsung đang bán “đứa con” quý báu của mình cho những đối thủ cạnh tranh sừng sỏ nhất. Motorola, BlackBerry, và Huawei đã bắt đầu sử dụng màn hình AMOLED của Samsung, và có vẻ như Vivo và Xiaomi cũng sớm theo bước. Trong khi đó, Apple là cái tên mới nhất gia nhập danh sách khách hàng của Samsung khi đặt mua tới 100 triệu màn hình.


Điều này làm nhiều người tự hỏi: Vì sao Samsung lại tự đánh mất lợi thế của dòng điện thoại Galaxy bằng cách bán màn hình AMOLED cho các đổi thủ khác?

Mặc dù các fan của Samsung sẽ tiếp tục trung thành với sản phẩm của hãng, người mua điện thoại Galaxy chỉ vì màn hình AMOLED có thể bị lôi léo bởi các nhà sản xuất khác khi họ bắt đầu sử dụng màn hình này. Đặc biệt là với những người quan tâm nhiều đến giá cả, họ sẽ không bỏ qua cơ hội mua một thiết bị có màn hình AMOLED với giá chỉ bẳng một nửa sản phẩm của Samsung.

Cứ cho là doanh số điện thoại của Samsung sẽ giảm do các hãng khác tăng cường sử dụng AMOLED trong tương lai gần, Samsung vẫn có lý do chính đáng để bán màn hình cho các đổi thủ.

Samsung là hãng hưởng lợi nhiều nhất khi doanh số bán thiết bị sử dụng màn hình AMOLED nói chung gia tăng. Bất kể hãng nào sử dụng chúng, Samsung vẫn là người cuối cùng thu về lợi nhuận với tư cách là nhà sản xuất màn hình AMOLED lớn nhất trên thị trường.

Hơn nữa, theo thời gian, smartphone và tablet sẽ phát triển và phổ biến đến mức mà số người mua mới mỗi năm sẽ giảm đi đáng kể, đặc biệt là phân khúc cao cấp. Do đó, doanh số bán điện thoại Galaxy sẽ giảm, bất kể Samsung có cung cấp màn hình AMOLED cho các đối thủ cạnh tranh hay không.


Samsung hiện đang chiếm 95% lợi nhuận thu về trên thị trường AMOLED. Với việc các công ty như Sharp, Japan Display và các đối thủ khác đến từ Trung Quốc nhập cuộc, thị trường sẽ nhanh chóng trở nên chật chội. Bằng việc bán hàng cho Apple, Samsung đang muốn xác lập vị thế số 1 trên thị trường màn hình AMOLED khi đáp ứng được nhu cầu của công ty nổi tiếng khắt khe như Apple. Điều này sẽ cho phép Samsung có lợi thế đàm phán tốt hơn, thậm chí đánh bật đối thủ, bao gồm LG Display, trong việc giành giật các hợp đồng cung cấp màn hình mới.

Nếu những báo cáo của Apple là đúng thì Samsung đang có lợi thế rất lớn. Với việc Apple bán được hàng chục triệu chiếc iPhone mỗi năm và Samsung là nhà cung cấp màn hình AMOLED cho quả táo cắn dở, đây là mối làm ăn mà nhiều nhà sản xuất màn hình khác nằm mơ cũng không có. Không giống như những hãng sản xuất điện thoại khác có doanh số trồi sụt, Appple có doanh số ổn định và lớn. Điều này đảm bảo rằng Apple sẽ sử dụng màn hình của Samsung với số lượng lớn và đem lại doanh thu khủng cho hãng này.

Ấy là chưa kể Samsung đã đưa Galaxy S và Galaxy Note trở thành đối thủ xứng tầm với iPhone của Apple. Điều này sẽ ngăn người dùng của Samsung chuyển sang Apple khi cả hai cùng dùng màn hình AMOLED.

Ngoài ra, Samsung có thể sử dụng doanh thu gia tăng từ AMOLED để đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), nhờ đó thúc đẩy những cải tiến mới cho công nghệ màn hình. Điều này sẽ giúp hãng luôn đi trước các đối thủ trong việc tạo ra các thế hệ màn hình có chất lượng tốt nhất.

Theo: Nam Nguyễn / androidauthority
Nguồn: ICT News

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

      Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

“Đại gia” bán lẻ Thái Lan mua Zalora Việt Nam

Zalora, website TMĐT của Rocket Internet, sẽ bán mảng kinh doanh tại Thái Lan và Việt Nam cho “đại gia” bán lẻ Thái Lan Central Group.

Đầu tháng 4/2016, trang công nghệ TechCrunch đưa tin Rocket Internet đang tìm người mua Zalora Việt Nam và Thái Lan. Đến nay, danh tính người mua đã được nhiều nguồn tin của TechCrunch xác nhận là Central Group của Thái Lan. Theo nguồn tin, tập đoàn chi khoảng 10 triệu USD cho Zalora mỗi nước. Thương vụ được cho là đang trong quá trình hoàn tất giấy tờ. Zalora và Central Group chưa đưa ra bình luận nào về thông tin này.

Central Group có thể không phải cái tên nổi tiếng bên ngoài Đông Nam Á nhưng đây là một trong những hãng bán lẻ lớn nhất khu vực với sự hiện diện tại Thái Lan và đang "bành trướng" tại Việt Nam, Malaysia, Indonesia… Tài sản của tập đoàn, bao gồm nhiều trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng quốc gia, có giá trị gần 10 tỷ USD và hiện có hơn 70.000 lao động.

Các giao dịch trực tuyến được ước tính chiếm khoảng 3% tất cả giao dịch tại Đông Nam Á và không ngừng tăng lên trong vài năm qua khi Internet ngày một phổ biến. Dù vậy, đây vẫn là phân khúc ít nhà bán lẻ truyền thống nhảy vào.


Tỉ lệ mua sắm trực tuyến thấp như vậy trở thành thách thức cho các startup TMĐT của Rocket Internet, khởi đầu vô cùng tham vọng nhưng không hoàn thành mục tiêu lợi nhuận và cần số vốn khổng lồ để tiếp tục hoạt động. Mới đây, Lazada đã nhận khoản đầu tư 500 triệu USD từ Alibaba sau khi cạn tiền, trong khi Zalora vẫn chưa có lãi. Số liệu tài chính mới nhất của Rocket Internet cho thấy doanh thu Zalora tăng 78% lên 234 triệu USD trong năm 2015 nhưng lỗ ròng tăng 36% lên 105 triệu USD.

Trước Central Group, có thể kể tên một số đối thủ khác như Lippo Group (Indonesia) hay Alibaba (Trung Quốc) đều đang đầu tư vào phiên bản trên mạng của các cửa hàng truyền thống nhằm kết hợp sức mạnh của online và offline.

Zalora không công bố kết quả kinh doanh từng quốc gia nhưng khẳng định đã có 10 triệu lượt tải ứng dụng và 1,4 giao dịch mỗi năm trên 10 nước châu Á – Thái Bình Dương. Nguồn tin thân cận với Zalora tiết lộ công ty muốn bán mảng kinh doanh nhằm tối giản chi phí và tiến đến có lãi.

Theo: Du Lam / TechCrunch
Nguồn: ICT News

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

      Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

4 tiêu chí đánh giá trước khi nhảy việc

Bạn không phải là người thích bỏ cuộc. Ngược lại, bạn kiên trì, chuyên nghiệp, trung thành và chăm chỉ. Nhưng nếu vẫn có cảm giác lạc lối và thấy ngày làm việc tưởng như kéo dài lê thê, chắc chắn bạn đang có nguy cơ phải đứng trước một quyết định quan trọng trong sự nghiệp.


Có nhiều người làm việc nhiều năm ở mãi một nơi và điều đó khiến họ thấy ngột ngạt. Bạn xứng đáng được làm việc một cách vui vẻ. Và đôi khi, từ bỏ để tìm đến những điều tốt đẹp hơn là một lựa chọn sáng suốt.

Nhưng trước khi đưa ra bất cứ quyết định vội vàng nào, hãy cân nhắc xem môi trường làm việc lý tưởng với bạn là thế nào. Phải nhớ rằng khi vẫn đang đi làm, bạn có nhiều khả năng tìm được việc mới hơn. Bởi vậy trước khi làm điều gì khiến bản thân phải hối tiếc, hãy đánh giá lại tình hình một lần nữa rồi hãy quyết định xem có nên nghỉ việc hay không.

Dưới đây là 4 tiêu chí giúp bạn đánh giá công việc hiện tại của mình.

1. Hoài bão

Đương nhiên là bạn muốn thăng tiến trong công việc. Nhưng trước hết hãy xác định rõ đích đến của mình, nếu không bạn sẽ vẫn cứ nhảy việc một cách vô ích. Nếu đã có sẵn mục tiêu 10 năm nữa, hãy thực hiện theo nó và đặt câu hỏi: Bạn muốn mình như thế nào sau 10 năm nữa? Công việc hiện tại liệu có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó?

2. Kỹ năng

Bạn sẽ thực sự hài lòng khi làm ở một vị trí mà có thể áp dụng triệt để những kỹ năng đang có, đồng thời được bổ sung những gì còn thiếu sót. Nếu cảm thấy thiếu tự tin trong công việc, rất có thể môi trường đó không đủ thách thức để bạn phát huy hết khả năng của mình.

3. Lương thưởng

Lương thưởng và chế độ đãi ngộ vô cùng quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Lương cao chưa chắc đã khiến bạn hài lòng. Bạn sẽ vỡ mộng nếu cảm thấy số tiền mình kiếm được và công sức bỏ ra không tương xứng với nhau.

4. Lãnh đạo

Sếp là người có khả năng khiến cuộc đời bạn trở nên bất hạnh. Quan hệ trục trặc với sếp là lý do chủ yếu khiến nhiều người muốn tìm việc mới. Hãy tự hỏi, liệu vấn đề có nằm ở lãnh đạo hay không? Liệu họ có bận tâm tới quyền lợi của bạn hay không? Họ là đồng minh hay là kẻ địch?

Sau khi đã trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ có được quyết định đúng đắn và hợp lý nhất. Nếu đã lựa chọn ra đi, hãy tiếp tục đặt những câu hỏi tương tự trong quá trình tìm việc, bởi chúng sẽ giúp bạn tìm được "bến đỗ" lý tưởng cho mục tiêu của mình. Và đừng dừng lại cho tới khi bạn thực sự cảm thấy hạnh phúc.

HÀ TƯỜNG (theo Entrepreneur)/VnExpress (tựa bài do DNSG Online đặt lại)

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

      Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Những công việc mới nào sẽ xuất hiện?

Đó là câu hỏi ở tạp chí SHRM số đầu năm 2016. Họ đã thử “bói” xem 10 năm nữa, năm 2025, ngành nhân sự sẽ có những công việc nào mới xuất hiện.


Thực ra đây là một dự án được tạp chí này hỗ trợ thực hiện cùng với một số công ty tư vấn và các học viện về nhân sự trong nỗ lực hình dung ra bộ mặt của 5 công việc được xem là “mới keng” ấy. Những công việc này lần đầu tiên xuất hiện và hứa hẹn ngành nhân sự sẽ có một bộ mặt mới.

Điều gì làm cho mọi người phải tiên đoán như vậy? Tại sao không theo cấu trúc ngành nhân sự vốn có lâu nay nữa? Có một điều mà ai cũng ngộ ra là thế giới của công việc ngày nay đang tiến hóa lên một mức độ phức tạp và toàn cầu mới, làm cho những công việc nhân sự không còn “như xưa”.

Mọi người chờ đợi thế hệ mới lãnh đạo doanh nghiệp cần có những kỹ năng mới trong marketing, thương hiệu, công nghệ thông tin, tài chính, quan hệ trong doanh nghiệp và cả trong hoạt động cộng đồng. Muốn vậy, phải có những công việc mới mà nhân sự sẽ gánh vác.

Trước hết là tên gọi cho những công việc này và phác thảo những gì mà các công việc mới sẽ làm. Chưa hết, ngay cả tên gọi các công việc này nghe cũng “lạ”. Không còn giống tên gọi truyền thống nào trong lĩnh vực nhân sự, nhưng đó chính là điều được chờ đợi.

1. Kỹ sư tổ chức

Đây là công việc “kỹ sư” nhưng lại làm việc trong chức năng nhân sự, dự báo là có 5 vai trò trong công việc như sau:

- Là chuyên gia về các phương pháp làm việc mới
- Điều phối hiệu quả làm việc của các nhóm công tác ảo
- Phát triển các loại hình lãnh đạo
- Chuyên gia trong gầy dựng nhân tài
- Rành việc trong tối ưu hóa công việc và các nguyên tắc của tổ chức, như tính uyển chuyển, kết nối, quyền hạn và lòng tin

2. Người kiến trúc văn hóa ảo

- Là người bảo vệ văn hóa
- Xây dựng thương hiệu
- Kết nối giữa mục đích của từng nhân viên với của công ty
- Truyền đạt các giá trị, chuẩn mực và niềm tin qua các kênh ảo và qua cá nhân từng con người

3. Người nhận diện, thu hút và gầy dựng nhân tài

- Là người bảo vệ văn hóa
- Nhận diện và sàng lọc nhân tài
- Hướng dẫn cuộc sống
- Phát triển nhân tài
- Là chuyên gia trong các mô hình công việc mới (nhân viên độc lập, hợp đồng…)
- Tối ưu hóa quan hệ với nhân viên, công việc và tổ chức

4. Người tích hợp dữ liệu, nhân tài và công nghệ

- Là người dự báo kỹ năng đi theo mỗi hướng công nghệ
- Áp dụng công nghệ về năng suất
- Ra quyết định và lập mô hình cho dữ liệu và thông tin phân tích về nhân tài 
- Điều chỉnh các giải thuật cho phù hợp
- Kết nối công nghệ, tự động và con người

5. Người tổ chức hoạt động cộng đồng và chính sách xã hội

- Là người thúc đẩy sự gắn bó nhân tài với cộng đồng
- Dẫn dắt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Xây dựng tổng lực giữa các mục tiêu của xã hội với của tổ chức
- Tạo ảnh hưởng ra bên ngoài tổ chức qua định hình chính sách, quy định và pháp luật hỗ trợ cho một thế giới công việc mới mẻ này

Câu chuyện “bói” đầu năm này chưa kết thúc và sẽ có những tiên đoán tiếp theo ngày một rõ dần lên và hiện thực hơn. Có thể 5 công việc trên sẽ còn thay đổi tên gọi. Nhưng một điều chắc chắn là mọi nỗ lực rất lớn đang làm cho ngành nhân sự thay đổi để đáp ứng chờ đợi của mọi người.

Theo DNSG

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

     Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Google Analytics trình diện vũ khí mới

Google Analytics thông báo họ sẽ phổ biến tính năng User Explorer cho tất cả người dùng trong thời gian tới.

Giới Digital Marketing hẳn không lạ gì việc sử dụng phần mềm Livechat để khảo sát User Realtime (thời gian thực người dùng) hay Google Analytics nhằm phân tích Overview trong công việc. Nếu cảm thấy điều này thật bất tiện và mất thời gian thì hãy vui lên đi: Chỉ vài tuần nữa thôi, Google Analytics sẽ tích hợp cải tiến User Explorer cho tất cả người dùng.

Với User Explorer, Google Analytics sẽ gán một Client ID cho mỗi người truy cập trang web của bạn. Đây là một thay đổi rất lớn, vì từ trước đến nay Google Analytics chỉ có thể giúp bạn theo dõi trên phương diện tổng thể (Ví dụ có bao nhiêu người thực hiện hành động A, bao nhiêu người thực hiện hành động B...) chứ không thể thấy được từng người dùng đã thực hiện những hành động nào. User Explorer giải quyết vấn đề trên khi cho phép bạn xem được các phân tích ở cấp độ người dùng.


User Explorer có thể được sử dụng để đo lường và phân tích hoạt động của người truy cập thông qua các Segment (Bounced Session, Converters, Mobile Traffic...), hay theo dõi hoạt động của người dùng trên trang trong từng Session như Pageviews, Event, Goal và Ecommerce. Bên cạnh đó, tính năng này cũng giúp giám sát được các Conversion Rate và Event được tạo ra nhằm Overview Tracking website của bạn.

User Explorer sẽ có mặt trên cả Google Analytics cho web và cho mobile app. Với Google Analytics phiên bản web, bạn sẽ tìm được lịch sử truy cập vào các trang của người dùng. Tương tự thì với Google Analytics phiên bản mobile app, bạn có thể biết được từng người dùng đã xem những screen nào, bấm vào đâu hay làm những gì.


Dự đoán Google Analytics sẽ có thêm các tính năng như Check Location của User. Và phát triển hơn nữa, thì Google Analytics sẽ đi kèm tính năng Recommendation Content thông qua các event và history pageviews của Client ID..

Tuy nhiên, bạn chỉ có thể biết được người dùng làm gì, chứ bạn không thể biết họ là ai. Đây là nguyên tắc bảo vệ thông tin người dùng, nên đừng cố gắng lấy thông tin người dùng thông qua Google Analytics nhé.

Chung quy lại, những tính năng trên sẽ giúp Advertisers đo lường và cải thiện trải nghiệm người dùng hơn nữa. Các Advertisers hãy mau cập nhật chúng và ứng dụng vào thực tế đi thôi.

Theo Brands VietNam


UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

     Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

5 thương hiệu thống trị ngành công nghiệp thức ăn nhanh Mỹ

Ngành công nghiệp thức ăn nhanh ở Mỹ đang chứng kiến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, chính lựa chọn của giới tuổi teen đang quyết định sự tồn tại của các thương hiệu.

Tại Mỹ, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các loại thực phẩm sạch và có lợi cho sức khỏe. Nắm bắt nhu cầu này, hàng loạt nhà hàng bình dân bán thức ăn nhanh mọc lên.

Theo Business Insider, những thương hiệu mới nổi như Chipotle và Panera Bread đang đe dọa sự thống trị của các chuỗi thức ăn nhanh truyền thống.

Để dự đoán được thương hiệu nào sẽ thống trị ngành công nghiệp béo bở này trong thập kỷ tới, các nhà phân tích đã nghiên cứu thói quen tiêu tiền của thanh thiếu niên.

Theo cuộc khảo của công ty tư vấn đầu tư Piper Jaffray, các thiếu niên dư dả tiền bạc sẽ dành 22 % số tiền họ có để chi cho các bữa ăn bên ngoài. Dưới đây là 5 chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh là lựa chọn hàng đầu của teen Mỹ.

1. Starbucks

Chuỗi cửa hàng cà phê này là lựa chọn hàng đầu của thanh thiếu niên Mỹ, từ những người thu nhập tốt đến thu nhập trung bình. Chiếc lược phát triển của Starbucks đã rất thành công.

Khách hàng có thể đặt cà phê bằng smartphone mà không cần đứng xếp hàng tại các điểm bán. Cách này giúp Starbucks có hơn 6 triệu đơn hàng mỗi tháng.

Mỗi lần đặt mua, khách hàng sẽ tích được điểm thưởng. Tuy nhiên, những thay đổi về điểm thưởng gần đây khiến một số khách hàng không hài lòng và có thể ảnh hưởng đến thương hiệu, theo Business Insider.

2. Chipotle

Tiếp theo là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Chipotle. Hiện nay, thương hiệu này đang gặp khó khăn do dính vào vụ bê bối thực phẩm hồi năm 2015.

Theo đó, giới chức Mỹ kết luận 37 thực khách ở 2 bang Oregon và Washington bị nhiễm vi khuẩn E.coli do sử dụng thức ăn của Chipotle.

3. Chick-fil-A

Hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh của Chick-fil-A đã tăng trưởng đều đặn trong mấy năm gần đây. Năm 2012, Chick-fil-A là thương hiệu được thanh niên Mỹ ưu chuộng thứ năm sau 4 thương hiệu khác.

Đến năm 2013, Chick-fil-A vươn lên vị trí thứ tư và giờ là thứ ba. Doanh số năm 2015 đạt 6 tỷ USD.

4. Panera Bread

Panera Bread chuyên kinh doanh các loại bánh mì, mì ống và cà phê. Sự phát triển của Panera được xem là phù hợp với xu hướng thực phẩm tươi sống, bình dân ở Mỹ. Công ty đang thực hiện một số thay đổi lớn để thu hút mạnh hơn giới trẻ.

5. McDonald’s

Thanh thiếu niên Mỹ ngày càng ưa chuộng McDonald’s nhờ giá rẻ và thực đơn đa dạng. Những thay đổi trong kinh doanh của McDonald’s như dự án “Tạo ra hương vị cho riêng bạn” (Create your taste) đã gúp cải thiện doanh số và uy tín thương hiệu. Doanh số ở Mỹ của McDonald’s đã tăng 5,7 % trong quý vừa qua.

Theo: Lâm Nguyên
Nguồn: Zing News

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

     Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Thị phần nước mắm của Nam Ngư, Chinsu đang lung lay?

Năm 2012, thị phần nước mắm của Masan là 80% thì đến năm 2015, thị phần giảm xuống còn 65%. Sự cải thiện về thu nhập đang khiến các sản phẩm nước mắm truyền thống có cơ hội hồi sinh cho dù giá thành cao hơn nước mắm công nghiệp của Masan.

Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) vừa công bố tài liệu họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2015.

Theo đó, Masan Consumer đặt mục tiêu doanh thu 14.500-15.500 tỷ đồng và lợi nhuận trong khoảng 2.800-3.000 tỷ đồng. So với kết quả năm 2015, doanh thu dự kiến tăng trưởng khoảng 8-15% trong khi lợi nhuận dao động +/-3% và tiếp tục thấp hơn so với các năm 2013, 2014.

Như vậy, theo kế hoạch mà Masan Consumer vạch ra, đây sẽ là năm thứ 2 liên tiếp công ty không tăng trưởng lợi nhuận. Theo báo cáo của lãnh đạo công ty, đây là năm Masan Consumer xuất ngoại, khi ngay lập tức tiếp cận thị trường 65 triệu dân của Thái Lan và xa hơn là thị trường 250 triệu dân của khu vực ASEAN.

Hoạt động kinh doanh của Masan Consumer qua các năm. Nguồn: Báo cáo thường niên Masan

Chưa thể nói trước được thành công của Masan Consumer ở thị trường quốc tế, nhưng tại nội địa, thị phần các ngành hàng chủ lực của công ty đang chững lại.

Theo số liệu từ công ty, thị phần nước tương và tương ớt của Masan Consumer không đổi so với năm 2014, thị phần cà phê giảm nhẹ, trong khi thị phần nước mắm giảm từ 70% xuống 65%. Nếu so sánh với năm 2012, sản phẩm nước mắm đã mất tới 15% thị phần. Tuy vẫn giữ vị trí số 1 trên thị trường, nhưng những con số cho thấy thị phần nước mắm của Masan đang có dấu hiệu lung lay.

Theo tổng cục thống kê, người dân Việt Nam mỗi năm tiêu thụ hơn 200 triệu lít nước mắm với tổng doanh thu khoảng 7.200-7.500 tỷ đồng, tạo nên sức hút lớn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là thị trường đã chứng kiến cuộc lật đổ của Masan khi đánh bật ông lớn Knorr của Unilever, và thay đổi thói quen tiêu dùng sản phẩm nước mắm của người Việt, từ nước mắm truyền thống sang nước mắm công nghiệp.

                   Nguồn: báo cáo thường niên Masan Consumer

Tuy nhiên, thị phần nước mắm của Masan trong những năm qua đang có dấu hiệu giảm.

Nếu như những năm trước, người tiêu dùng không quá chú trọng tới sản phẩm, mà ưu tiên so sánh giá cả, khiến các loại nước mắm công nghiệp lên ngôi thì đến nay, khi điều kiện sống cao dần, các loại nước mắm truyền thống, nguyên chất sẽ có cơ hội hồi sinh.

Masan nhận định, "một phần ba dân số sẽ trở thành tầng lớp trung lưu trước năm 2020, khi thu nhập tăng trưởng nhanh chóng ở mức gần 8,8%, sẽ nâng mức thu nhập bình quân đầu người vượt 3.400 USD vào cuối thập kỷ này". Như vậy, với thu nhập cải thiện, cuộc chơi giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp hứa hẹn sẽ còn hấp dẫn trong thời gian tới.

Sau khi bài viết được đăng tải, Masan Consumer có phản hồi về sản phẩm của mình. DN này cho biết, để làm ra nước mắm CỐT thì cần phải có 8 – 12 tháng. Nước mắm của Masan cũng vậy, Masan có nhà thùng sản xuất nước mắm cốt lớn nhất Phú Quốc, ngoài ra, công ty cũng phải mua nước mắm cốt từ các nhà thùng khác và họ cũng sẽ làm đúng qui trình là ủ từ 8 – 12 tháng.

Theo: Minh Quân / Trí thức trẻ
Nguồn: CafeBiz

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

     Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”
Vingroup đã chi 18.760 tỉ đồng để thực hiện 15 thương vụ mua bán sáp nhập. Trong đó, Vingroup chi 230 tỉ đồng mua Vinatexmart, 1.835 tỉ đồng mua Maximark.

Báo cáo tài chính hợp nhất 2015 của Tập đoàn Vingroup vừa được công bố đã hé lộ giá trị của nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) đình đám trong năm do tập đoàn này thực hiện.

Theo đó, Vingroup đã chi 18.760 tỉ đồng để thực hiện 15 thương vụ mua bán sáp nhập, đồng thời có hai khoản thương vụ chuyển nhượng đi ngay sau khi mua.

So với 10.500 tỉ đồng của 2014, các hoạt động M&A được Vingroup chi mạnh tay hơn trong năm 2015 tiếp tục tập trung vào mảng bán lẻ và bất động sản.

Đáng chú ý lần đầu tiên, giá trị là các thương vụ mua lại các chuỗi siêu thị lớn như chuỗi Vinatexmart và Maximark trong chiến lược tăng cường mở rộng hệ thống trên toàn quốc của tập đoàn này.

                                                            Ảnh minh họa.

Tháng 5-2015 Vingroup đã chi 230 tỉ đồng mua 100% phần vốn góp trong Công ty Vinatexmart từ một đối tác doanh nghiệp theo phương thức thanh toán bằng tiền.

Sau thương vụ này, Vinatexmart trở thành công ty con của Vingroup và sau đó được sáp nhập vào Công ty Vincommerce, một công ty khác trong cùng tập đoàn.

Công ty Vinatexmart hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ với chuỗi siêu thị, cửa hàng mang thương hiệu Vinatexmart tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Vingroup khẳng định việc mua Công ty Vinatexmart là một phần trong chiến lược đầu tư vào thị trường bán lẻ. Tính đến thời điểm được sáp nhập, lỗ trước thuế của Công ty Vinatexmart là 11 tỷ đồng.

Đến tháng 11-2015, Vingroup tiếp tục gây sốc thị trường khi công bố hoàn tất việc mua 100% cổ phần của Công ty An Phong (sở hữu hệ thống Maximark) từ các cá nhân với tổng giá phí ước tính tạm thời là 1.835 tỉ VND, trong đó 1.002 tỉ đồng đã được thanh toán bằng tiền. Lỗ trước thuế của Công ty An Phong kể từ ngày mua cuối tháng 12-2015 là 400 triệu đồng.

Kết thúc năm tài chính 2015, doanh thu thuần của Vingroup đạt 34.048 tỉ đồng, tăng 6.324 tỉ đồng so với năm 2014.

Tại thời điểm đó, những người trong ngành bán lẻ cũng đồn đoán giá trị thương vụ xấp xỉ 2.000 tỉ đồng. Theo lý giải của Vingroup, đầu tư vào Công ty An Phong là một phần trong chiến lược đầu tư mở rộng vào thị trường bán lẻ, tăng nguồn cung diện tích cho thuê mặt bằng bán lẻ, kết hợp với hoạt động các công ty khác trong tập đoàn, đặc biệt là các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ.

Dự kiến trong năm 2016, toàn bộ hệ thống Maximark sẽ được chuyển đổi thành trung tâm thương mại Vincom hoặc siêu thị VinMart.

Ngoài ra, còn một số thương vụ đáng chú ý như chi 5.680 tỉ đồng mua 100% cổ phần của Công ty Hoa Hướng Dương mở rộng mảng bất động sản ở Hà Nội, mua Công ty Ngôi sao xanh từ các đối tác doanh nghiệp với tổng giá phí là 2.301 tỉ đồng…

Kết thúc năm tài chính 2015, doanh thu thuần của Vingroup đạt 34.048 tỉ đồng, tăng 6.324 tỉ đồng so với năm 2014.

Tuy nhiên, tổng lợi nhuận trước thuế lại giảm đến 47%, chỉ đạt 2.852 tỉ đồng do năm 2015 là năm mà tập đoàn tập trung phát triển thêm các ngành nghề với mục tiêu đa dạng hóa kinh doanh như siêu thị bán lẻ, nông nghiệp, bên cạnh đó phần lớn dự án bất động sản đang triển khai chưa đến kỳ bàn giao để ghi nhận doanh thu và lợi nhuận.

Theo: N. Bình
Nguồn: Tuổi Trẻ Online

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

     Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Bà Cao Thị Ngọc Dung: Từ cú sốc năm 2015 đến nữ doanh nhân quyền lực châu Á

Mới đây, tạp chí Forbes đã công bố danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á và bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) là một trong 3 gương mặt của Việt Nam được bầu chọn trong danh sách này.

Khi nhắc đến PNJ, hay thậm chí chỉ cần nhắc đến “vàng bạc, nữ trang, đá quý” là người ta nhắc đến bà Ngọc Dung và ngược lại. Hình ảnh của bà không chỉ là linh hồn của một trong những doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý lớn nhất Việt Nam mà còn là đại diện cho thế hệ nữ doanh nhân bản lĩnh, quyền lực mà vẫn đầy nữ tính.

Bà Cao Thị Ngọc Dung tham gia ban quản trị Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận từ năm 1998 trên cương vị Giám đốc. Trong gần 20 năm gắn bó với doanh nghiệp, bà đã lãnh đạo PNJ vươn lên mức doanh thu hơn 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 200 tỷ đồng mỗi năm và 194 trung tâm kim hoàn trên khắp cả nước.

Hoạt động trong một lĩnh vực phức tạp, biến động nhanh và ảnh hưởng nhiều bởi chính sách, sự nghiệp của nữ doanh nhân này từng trải qua nhiều khó khăn nhưng có lẽ sự kiện năm 2015 là cú sốc lớn nhất.


Cú sốc 2015 đánh bay lợi nhuận và kéo tụt giá cổ phiếu

Tháng 8/2015, Ngân hàng Nhà nước thông báo đặt Ngân hàng Đông Á vào diện kiểm soát đặc biệt. PNJ là cổ đông lớn của ngân hàng này với số lượng sở hữu 38,5 triệu cổ phần, giá trị ghi sổ 395 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu DongABank được PNJ mang thế chấp cho 2 khoản vay từ Ngân hàng Á Châu (ACB).

Từ trước khi NHNN công bố thông tin chính thức, giá cổ phiếu PNJ đã lao dốc liên tục và mất 20% trong vòng nửa tháng.

Đứng trước biến cố này, bà Dung nhanh chóng tổ chức họp báo công khai thông tin về khoản đầu tư tại DongABank cùng các đơn vị liên quan và trích lập dự phòng đầy đủ. Theo đó, công ty trích lập dự phòng 311 tỷ cho khoản đầu tư tại NH Đông Á và 30 tỷ cho khoản đầu tư trị giá 92 tỷ vào CTCP Địa ốc Đông Á.

Điều này đương nhiên ảnh hưởng nặng đến kết quả kinh doanh năm 2015. Doanh thu thuần của công ty dù vẫn tăng gần 7% và đạt 7.698 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ còn 160,4 tỷ đồng - giảm 37,5% so với năm 2014.

Tuy nhiên đó là việc bắt buộc phải làm. Điều mà cổ đông đánh giá cao ở đây là sự nhanh chóng và kịp thời trong việc công bố thông tin và trấn an cổ đông.
Nhưng “Nếu thời gian là Đá, thì Vàng là ý chí, nhiệt huyết và lòng đam mê”

Đó là câu nói trích dẫn trong Báo cáo thường niên 2015 của doanh nghiệp. Có thể hiểu rằng những gì khó khăn nhất đã đi qua và nó sẽ trở thành viên đá quý tạo nên vẻ đẹp lấp lánh cho những món trang sức vàng của PNJ.

Trong quý 1/2016, PNJ đạt 2.356 tỷ đồng doanh thu, trong đó doanh thu trang sức tăng 20% lên 1.820 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ đồng - tăng 9% và hoàn thành 33% kế hoạch cả năm.

Có thể thấy, trong vài năm qua, bà Dung và Ban lãnh đạo PNJ đã định hướng chiến lược hoạt động giảm tỷ trọng vàng miếng - vốn là dòng sản phẩm có biên lợi nhuận thấp và tập trung vào trang sức. Bỏ vàng miếng đi và kinh doanh trang sức tại mọi phân khúc, từ cao cấp đến phụ kiện thời trang nhưng trang sức cao cấp sẽ là át chủ bài.

Hiện tại, doanh thu từ vàng trang sức chiếm gần 80% doanh thu và lợi nhuận gộp chiếm 99%. Nếu như tổng doanh thu chỉ tăng 7% thì doanh thu trang sức tăng tới 14%.

Trong quý 1/2016, PNJ đạt 2.356 tỷ đồng doanh thu, trong đó doanh thu trang sức tăng 20% lên 1.820 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ đồng - tăng 9% và hoàn thành 33% kế hoạch cả năm.
Vượt qua dư âm của cú sốc, nữ tướng Cao Thị Ngọc Dung sẽ đưa PNJ đến đâu?

Dư âm của cú ngã với DongABank vẫn chưa thể kết thúc. Trong năm 2016, PNJ tiếp tục trích lập dự phòng 115 tỷ đồng vào DongABank và Địa ốc Đông Á nhưng tại ĐHCĐ vừa qua, bà Cao Thị Ngọc Dung đã mạnh dạn công bố một kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ so với năm trước. Doanh thu hợp nhất 8.782 tỷ đồng - tăng 14%, lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng vọt hơn 2 lần lên 361,4 tỷ đồng. Chủ tịch của PNJ cũng khẳng định trong năm nay chắc chắn sẽ thoái vốn thành công khỏi Địa ốc Đông Á.

Không thể phủ nhận rằng càng ngày PNJ càng cải thiện mạnh mẽ về sản phẩm cũng như chất lượng quản trị, không thua kém gì nhiều hãng trang sức nổi tiếng trên thế giới. Có lẽ càng về sau này, hình ảnh bà Cao Thị Ngọc Dung sẽ càng gắn bó chặt chẽ với hình ảnh một nữ doanh nhânViệt Nam “lấp lánh ánh vàng”.

Nhưng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có được như kỳ vọng hay không? Điều này phải chờ nữ tướng quyền lực của PNJ hành động.

Theo: Bảo Bình
Nguồn: Trí thức trẻ

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

     Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Bài học về marketing sản phẩm từ Starbucks

Hàng triệu khách hàng trên thế giới hiện nay sẵn sàng bỏ ra khoảng 15 phút mỗi sáng để có được một cốc cà phê đặc biệt của Starbucks. Đó là thành công mà Starbucks đã mất nhiều năm mới đạt được và là bài học mà bất cứ thương hiệu nào cũng nên học hỏi.

Starbucks và hành trình định vị thương hiệu

Hiện nay, Starbucks là một trong những thương hiệu mạnh nhất trong lĩnh vực ẩm thực quốc tế với hàng chục ngàn cửa hàng cùng hàng trăm ngàn nhân viên trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi mới thành lập vào năm 1971, Starbucks cũng chỉ là một quán bán hàng tổng hợp: từ cà phê rang xay, trà và gia vị với chưa đến 10 nhân viên.

Năm 1982, Howard Schultz gia nhập Starbucks với vị trí là Giám đốc marketing và đã cố thuyết phục ban lãnh đạo của Starbucks chuyển đổi mô hình từ một quán bán café rang xay thành café-bar theo kiểu Ý. Đó cũng là lúc Starbucks bắt đầu định vị để trở thành thương hiệu "cà phê cao cấp”. Sau này, ông đã dần dần phát triển nó thành định vị rộng hơn - "nơi chốn thứ 3”, sau gia đình và nơi làm việc.


Starbucks đã viết nên một câu chuyện thành công về marketing sản phẩm trên toàn cầu.

Với sự phát triển của mô hình fastfood, Howard Schultz kết hợp chuỗi quán Starbucks với mô hình đồ ăn nhanh: cà phê mang đi bán kèm cùng một số loại đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, điều này đã khiến cốt lõi “cà phê” của Starbucks bị phai mờ. Khách hàng phàn nàn vì cà phê ngày càng tệ nên Howards Schultz đã nhanh chóng và quyết liệt loại bỏ những đồ ăn nhanh không phù hợp ra khỏi menu, đồng thời đóng cửa toàn bộ các cửa hàng Starbucks để đào tạo lại nhân viên cách pha cà phê.

Trong một bài viết mới đây trên trang Entrepreneur, tác giả, diễn giả Perry Marshall (người sáng lập kiêm Chủ tịch của Perry S. Marshall & Associates) nhớ lại, vào khoảng năm 1992, cà phê của Starbucks có giá 65 xu và được phục vụ trong một cốc xốp. Hương vị của nó chẳng khác gì cà phê pha bằng máy của Folgers, và không gian chẳng có vẻ gì là lãng mạn.

Và khi nhiều người còn hoài nghi, thậm chí mỉa mai về tham vọng biến ly cà phê Starbucks thành một thức uống hảo hạng và được nhiều người lựa chọn, người đứng đầu Starbucks đã quyết định phải có những bước đi táo bạo.

Ngay sau đó, một cửa hàng với không gian đậm tính nghệ thuật đã xuất hiện cùng năm loại cà phê espresso. Egg Nog Latte cho những ngày nghỉ, Americano, Cappucino và Mocha được pha chế cùng với các loại hương vị khác nhau như vani, hạt phỉ, hạnh nhân và cà phê Amaretto với kem Ailen.

Điều đặc biệt là ở quán này chỉ có nhân viên pha chế mà không có nhân viên phục vụ hay bồi bàn. Do đó, khách có thể thoải mái trò chuyện, đọc sách và thư giãn. Chính ý tưởng này là sự khởi đầu đưa Starbucks trở thành thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới với doanh thu hàng tỷ USD.


Ở Starbucks chỉ có nhân viên pha chế mà không có nhân viên phục vụ hay bồi bàn.

Starbucks đã xây dựng được một tầm nhìn chiến lược rất rõ ràng, khi cung cấp một cốc cà phê sang trọng chỉ với giá 2 USD, mức giá mà nhiều người có thể mua được. Howard Schultz từng nói rằng nếu một người có thể bỏ ra 2 USD để mua một chiếc bánh hamburger tại cửa hàng của Mcdonalds, thì họ cũng có thể bỏ 2 USD để mua một cốc cà phê. Chiếc hamburger chỉ là một bữa trưa bình dân nhưng một ly cà phê Starbucks lại là một thứ hảo hạng và sang trọng.

Ngày nay hàng triệu khách hàng tại Larry Lunchbox (Florida, Mỹ) sẵn sàng bỏ ra khoảng 15 phút mỗi sáng đi làm để có được một cốc cà phê đặc biệt của Starbucks. Đó là thành công mà Starbucks đã đạt được.

Bài học quảng bá sản phẩm từ Starbucks

Năm 1992 nếu bạn muốn viết một quảng cáo cho cà phê có lẽ sẽ không có nhiều điều để nói. Nhưng các công ty như Starbucks đã nâng cao đáng kể giá trị của một mặt hàng bằng cách tái phát minh ra nó. Bây giờ có nhiều điều để nói, Perry Marshall nói.

Perry Marshall gọi việc tái phát minh ra một loại hàng hóa để tạo ra một trải nghiệm đặc biệt là "làm widget" và việc tạo ra một "phụ tùng" với sản phẩm một cách tự nhiên là một USP (lợi điểm bán hàng độc nhất).

Một khi bạn có một USP, nó đột nhiên trở nên dễ dàng để tiếp thị bản thân, để kể câu chuyện của bạn. Nếu bạn không có một USP, bạn chỉ là một chàng trai với những gói bột cà phê trị giá nhiều đô la.

Khi đó bạn cần phải trả lời được câu hỏi: "Nếu một ai đó có những hình ảnh tưởng tượng về sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiêp của bạn thì nó sẽ như thế nào?".


Dòng người xếp hàng mua Starbucks trong ngày khai trương một cửa hàng tại TP.HCM năm 2013.

Tưởng tượng luôn là một thuật ngữ tương đối, và nó luôn cần phải hướng đến một hình ảnh tốt đẹp hơn. Do đó, để khách hàng luôn có ấn tượng tốt về sản phẩm, bạn phải tập trung giải quyết những vấn đề phát sinh làm thỏa mãn khách hàng, đồng thời làm thêm hai việc sau đây:

Thứ nhất, phải làm cho sản phẩm thuận tiện để mang đi (nhất là sản phẩm take away) cùng nhiều gói khác nhau nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng khi tiếp cận sản phẩm của bạn.

Thứ hai, hãy nói với khách hàng về điều đó. Đưa cho khách hàng đường dây nóng để họ luôn được giải đáp về sự đặc biệt của sản phẩm, về giá cả và những băn khoăn khi sử dụng. Đó là cách bạn đưa câu chuyện bán hàng của mình đến với khách hàng.

Hãy nói với họ chi tiết cách thêm sự chú ý của mình vào những điều nhỏ tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Điều này trở thành một phần của câu chuyện bán hàng của bạn.

Và có một điều bạn nên nhớ rằng khi bạn bắt tay với một đối tác bạn cũng cần phải lường trước những tình huống có thể xảy ra.

Khi bạn tạo một USP thì cũng chính là lúc bạn tập trung vào kinh nghiệm mua tưởng tượng cuối cùng của khách hàng, doanh nghiệp của bạn theo nghĩa đen trở thành vương quốc trung gian giữa tưởng tượng và thực tế.

Mọi người sẽ đọc quảng cáo của bạn vì nó khơi gợi đúng điều mà họ đang tưởng tượng và tiếp theo đó họ sẽ tìm đến và mua sản phẩm của bạn. Do đó nếu bạn thực sự có thể đưa ra một sản phẩm mà khách hàng mong muốn với giá cả hợp lý thì họ sẽ sẵn sàng chấp nhận nó.

Theo: Hoàng Hà
Nguồn: BizLive

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

     Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Smartphone Nokia mới là ý tưởng tồi

Smartphone Nokia sẽ là ý tưởng không ổn ở hiện tại, họ không còn đủ nguồn lực để xông vào thị trường ngày càng bão hòa.

Sau khi hết hạn hợp đồng ràng buộc với Microsoft, nhiều người đã le lói một tia hy vọng về sự trở lại của cựu hoàng Nokia, theo Android Authority.

Nhìn lại số liệu của Nokia những năm qua, dòng Lumia không thể gọi là thành công, phần cứng khá khập khiễng cộng với kho ứng dụng nghèo nàn của Windows Phone đã khiến họ đánh mất thị phần.

Ngay cả camera xuất sắc trên vài sản phẩm cao cấp cũng không đủ để thu hút số đông người dùng và đẩy họ xuống dần các bậc thang thị trường. Trong khi Nokia đẩy mạnh Windows Phone và nhất quyết cho rằng thiết bị của họ vẫn dẫn đầu, Samsung và Apple ngày càng hoàn thiện sản phẩm và thâu tóm thị trường.


Nokia thực tế gặp nhiều khó khăn trước khi họ bán mảng di động và mất đi nhiều nhân viên then chốt. Thị trường ngày càng bão hòa khiến khiến các hãng ngưng đột phá, tập trung hoàn thiện những gì họ tạo ra và tiến tới tối đa hóa doanh số. Cố gắng đẩy mạnh một sản phẩm ở thời điểm hiện tại gần như là không thể, ngay cả với các ông lớn.

Chông gai với con đường phía trước

Nhiều tin đồn cho rằng, Nokia sẽ quay lại với thiết bị bí ẩn mang tên Nokia C1. Tính xác thực của những lời đồn này vẫn chưa rõ ràng, nhưng khó nhận rằng, Nokia sẽ gặp nhiều khó khăn trên mặt trận Android.

Trước hết, dù Nokia đã thống trị Windows Phone một vài năm, Android là một chiến trường hoàn toàn khác, nơi họ không có chút kinh nghiệm nào và hàng loạt kẻ thù đang chờ đợi.

Nokia có thể đã tự thử thách triết lý thiết kế phần mềm và các tính năng trên thiết bị mới của họ, làm tăng thêm giá thành sản phẩm. Nếu muốn C1 thành công, Nokia cần đầu tư vào các phần mềm, dù là tạo ra màu sắc, giao diện mới hoặc đơn giản chỉ là các tính năng phần mềm tăng giá trị cho người dùng.


Những sản phẩm Android đầu tiên của Nokia không tạo được dấu ấn tốt. Ảnh: Android Authority.

Thử thách của họ về phần mềm không chỉ là tạo ra giao diện tùy biến, mà còn là những ứng dụng thực sự hữu dụng.

Lấy ví dụ, TouchWiz từ Samsung đã được đón nhận tốt bởi phần lớn người dùng, và sẽ được duy trì đến các thế hệ tiếp theo. Điều khiến Samsung trở nên độc đáo là toàn bộ bộ tính năng được gắn hẳn vào từng chiếc điện thoại. Samsung đã nâng cấp Android theo nhiều cách, điều mà Nokia cần làm theo để tạo được một phiên bản Android đáng dùng cho riêng họ.

Những công ty khác có thể kể đến là HTC với Sense UI, LG với UX, đều đã dành nhiều thời giờ hoàn thiện giao diện, và cũng trải qua nhiều thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu người dùng.

Cuộc chiến khó khăn

Một thử thách nữa là các đối thủ đang lên như Huawei hay Motorola, những kẻ đang đẩy mạnh nhóm phổ thông nhưng vẫn tìm cách len vào nhóm cao cấp ở các thị trường khó tính. Huawei đã bắt đầu giao hàng ở thị trường Mỹ, liên kết với Google để tạo ra Nexus 6P. Motorola cũng có tiếng vang nhất định với dòng Moto X, G và E.


Android không an toàn như sân chơi Windows Phones. Ảnh: Android Authority.

Để tạo dấu ấn trong thế giới smartphone và làm gián đoạn bước tiến của Huawei hay Motorola, Nokia cần đổ tiền để tạo ra các sản phẩm có cấu hình cao, nhưng vẫn đạt giá cạnh tranh. Nhiều công ty mới sẽ có khả năng làm điều này, nhưng Nokia không ở trong tư thế đủ sức cắt giảm chi phí và vẫn kiếm lời với C1.

Phân khúc cao cấp đang rất khó để len vào, nhưng thành công ở phân khúc phổ thông thậm chí còn gian nan hơn.

Năm 2015, Samsung tung ra cùng lúc 4 sản phẩm S6, S6 edge, Note 5 và S6 edge+, các sản phẩm được đánh giá “đáng tiền” cho nhãn giá. Họ tiếp tục chiến lược đó với S7/S7 edge; Samsung dường như đi mọi nước cờ chính xác, và là một trong những nhà sản xuất có lợi nhuận đều đặn vài năm trở lại đây.

Nhưng nếu ngay cả một gã tiền tấn như Samsung cũng chật vật để kiếm lợi nhuận, các công ty như Nokia sẽ càng khó khăn hơn. Tất nhiên, Nokia vẫn còn giá trị thương hiệu và niềm tin của người dùng, chủ yếu là những kỷ niệm tốt đẹp trong quá khứ. Nhưng hãy nhìn BlackBerry, hoài cảm cũng có giới hạn của nó.

Con đường nào cho Nokia?

Sau tất cả, Nokia thực sự nên tập trung thời gian công sức vào phần mềm và những nỗ lực khác bên cạnh phần cứng, thậm chí giành bản quyền thương hiệu như dòng tablet N1, thay vì cố gắng lao vào những hành trình khiến họ càng mất hút trên thị trường.


Kỷ niệm nào cũng đẹp, nhưng không phải kỷ niệm nào cũng mang lại lợi nhuận. Ảnh: Android Authority.

Nokia có những lý do chính đáng khi bán mảng di động cho Microsoft vào năm 2013, và họ không nên suy xét lại vào lúc này. Quyết định đó đã giúp Nokia vượt qua phần nào khó khăn, có thêm thời gian và nguồn lực để cải thiện sản phẩm mới.

Có vẻ họ nên tránh khỏi con đường nhiều dấu chân và nhường cuộc đua cho những đối thủ khác, trong lúc đó, Nokia hãy dành dụm tiền bạc và công sức cho những ngày gió mưa sắp tới.

Theo: Lê Phát
Nguồn: Zing News

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

     Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”