Quảng cáo trên Taxi tại Vũng Tàu


HIỆN NAY UNIQUE OUTDOOR AGENCY LÀ ĐƠN VỊ CUNG CẤP CÁC GIẢI PHÁP QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI, TRONG ĐÓ CÓ QUẢNG CÁO TRÊN TAXI TẠI VŨNG TÀU. CHÚNG TÔI LUÔN MONG MUỐN ĐƯA THƯƠNG HIỆU DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐƯỢC NÂNG TẦM, ĐƯỢC TIẾP CẬN TỚI ĐÚNG CÁC KHÁCH HÀNG MÀ DOANH NGHIỆP BẠN MONG MUỐN.

Quảng cáo trên Taxi là một hình thức quảng cáo vô cùng tiết kiệm, phù hợp với ngân sách của bất kì công ty, doanh nghiệp nào. Loai hình quảng cáo này không chỉ hướng tới các khách hàng trực tiếp là người sử dụng phương tiên đi lại là Taxi mà đồng thời còn hướng tới các phương tiện khi tham gia giao thông cũng như người đi bộ trên đương.

Các hình thức quảng cáo trên Taxi:
  • Quảng cáo hai cánh cửa sau
  • Quảng cáo ghế ngồi trong xe
  • Quảng cáo kính sau xe
  • Quảng cáo ô kính tam giác

  • Quảng cáo trên Taxi cho khả năng hiển thị rất lớn hàng ngày.
  • Quảng cáo đúng tầm nhìn của người đi đường.
  • Quảng cáo “di động” tới nhiều địa điểm công cộng (sân bay, khách sạn, trung tâm mua sắm,…)
  • Tiếp xúc với đa dạng các nhóm đối tượng.
  • Thông điệp quảng cáo được truyền tải liên tục, lặp đi lặp lại 24/24h.
  • Quảng cáo được người dân tiếp nhận khá tích cực.
  • Không thể “tắt” quảng cáo như trên TV hay đài phát thanh.
  • Chi phí hợp lý cho hiệu quả bất ngờ.

Chúng tôi tạo ra sự khác biệt và độc đáo.

UNIQUE OUTDOOR AGENCY – Vì những giá trị lớn nhất dành cho khách hàng.
Address: Room C6, 5th Fl, Pullman Hotel, 40 Cat Linh Str, Dong Da Dist, Hanoi, Vietnam
Ho Chi Minh Office: No 6 Phan Dinh Giot Str, Tan Binh Dist, Ho Chi Minh city, Vietnam
Tel: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@uniquegroup.vn
Hotline: 0986 268 555
               www.pano.vn
               www.quangcaongoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn

25 dấu hiệu cho thấy bạn đang kiệt sức vì công việc

Ai cũng sẽ có những lúc cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc, nhưng nếu tình trạng căng thẳng và mệt mỏi kéo dài từ ngày này qua tháng nọ, có thể bạn đang bị hội chứng kiệt sức vì công việc (job burnout).


Chuyên gia về hội chứng kiệt sức vì công việc Ben Fanning và các chuyên gia y tế khác đã đưa ra một số dấu hiệu cảnh báo cụ thể như sau:

1. Cảm thấy cạn năng lượng sau giờ làm việc

Khi bị kiệt sức vì công việc, bạn sẽ luôn cảm thấy thiếu năng lượng sau giờ làm đến mức không thể thực hiện những việc bình thường như nấu ăn, tập thể thao hoặc chăm sóc gia đình.

2. Xem nhẹ cách ứng xử với đồng nghiệp

Nếu bạn đang muốn nghỉ việc hoặc cảm thấy “phát ngấy” với chuyện phải tiếp xúc với những gương mặt quen thuộc mỗi ngày, đó có thể là dấu hiệu của sự kiệt sức.

3. Thường xuyên được hỏi về cảm xúc của bản thân

Đồng nghiệp có thường xuyên thể hiện sự lo lắng về tình trạng của bạn? Nếu có, đây chính là một tín hiệu nên lưu tâm.

4. Trữ sẵn thuốc giảm đau tại bàn làm việc

Nhiều văn phòng có sẵn thuốc giảm đau cho nhân viên phòng trường hợp họ bị đau đầu. Nhưng nếu bạn phải dùng thuốc thường xuyên đến mức phải trữ sẵn tại bàn của mình, điều đó cho thấy bạn đang bị quá tải vì công việc.

5. Không dành thời gian cho đồng nghiệp

Những nhân viên có dấu hiệu kiệt sức thường né tránh bữa ăn trưa cùng mọi người hoặc những sự kiện tụ tập, vì họ đã đánh mất sự quan tâm đến chuyện xây dựng mối quan hệ.

6. Mô tả công việc chỉ với một từ “Tốt”

Một dấu hiệu rõ ràng của tình trạng kiệt sức là khi được gia đình, bạn bè hỏi về công việc, dù là công việc mới hoặc công việc lâu năm, bạn chỉ trả lời đơn giản bằng một từ “Tốt”.

7. Cảm thấy được giải phóng sau ngày làm việc cuối tuần

Bạn đang bị căng thẳng quá độ khi thực sự cảm thấy như được giải phóng vì ngày hôm sau sẽ được nghỉ cuối tuần.

8. Khiếp sợ ngày thứ Hai

Tương tự như vậy, việc sợ hãi ngày làm việc đầu tuần cũng cho thấy bạn đang bị kiệt sức vì công việc hiện tại.

9. Giấc ngủ thất thường

Thông thường, những người quá căng thẳng vì công việc sẽ bị mất ngủ vì một điều gì đó họ đã làm (hoặc không làm) tại nơi làm việc.

10. Đặt báo thức quá sớm rồi ngủ tiếp

Các dấu hiệu của sự kiệt sức do công việc có thể được biểu hiện ở việc đầu tiên bạn làm trong buổi sáng. Ví dụ, bạn cảm thấy quá mệt mỏi nên quyết định ngủ tiếp khi chuông báo thức reo hết lần này đến lần khác, để rồi sau đó phải “điên cuồng” chuẩn bị mọi thứ trong tình trạng sắp trễ giờ làm.



11. Không còn hy vọng về một sự thay đổi

Khi quá căng thẳng, bạn thường dễ dàng quên mất rằng có một thực tế là công ty/tổ chức và môi trường làm việc luôn liên tục thay đổi. Nếu cảm thấy thất vọng về sếp hoặc một điều gì đó của công ty, đôi khi giải pháp hiệu quả lại chính là bình tĩnh chờ đợi sự thay đổi xảy đến.

12. Siết chặt quai hàm khi bước qua cửa văn phòng

Một việc đơn giản là bước qua cánh cửa phòng làm việc không nên được thực hiện với một quai hàm siết chặt. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang quá căng thẳng, lo lắng về công việc.

13. Không thể thư giãn

Một dấu hiệu nữa là ngay cả khi đang được tận hưởng những liệu pháp thư giãn như mát-xa, bạn cũng không thể cảm thấy thoải mái.

14. Nhận thấy đồng nghiệp có thái độ ngập ngừng với mình

Thấy nhiều đồng nghiệp có thái độ ngập ngừng khó hiểu với mình chính là dấu hiệu rõ ràng rằng bạn đang phải trải qua một giai đoạn khó khăn.

15. Sợ hãi việc tìm kiếm công việc mới

Thậm chí khi biết đã đến thời điểm thích hợp để tìm một công việc mới, bạn vẫn cảm thấy sợ hãi đến mức không muốn dành thời gian cho nó.

16. Than phiền quá mức với những người thân thiết

Dù sự chia sẻ có thể hữu ích nhưng những vấn đề tại nơi làm việc của bạn không nên luôn là điều gì đó quá quan trọng với những người thân thiết. Và nếu bạn đang làm việc này có nghĩa là bạn đang rất căng thẳng vì công việc.

17. Xem công việc như một “mớ nợ đời”

Một khi đánh mất hứng thú với công việc và không thiết tha gì đến chuyện cải thiện tình hình đó, bạn có thể đã xem công việc, công ty như một “mớ nợ đời” không hơn không kém.

18. Hiếm khi có cảm thấy mình đang tiến bộ

Cảm giác không tiến bộ hoặc thấy như mình đang bị “mắc kẹt” có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang cần một công việc mới hoặc một kỳ nghỉ.


19. Thường xuyên cảm thấy bị quá tải

Tình trạng căng thẳng trong công việc là chuyện khó tránh khỏi nhưng nếu tình trạng này diễn ra tại mọi thời điểm thì chính là dấu hiệu của một sự bất ổn.

20. Quên mất thành tựu gần nhất trong công việc

Không nhớ được lần cuối cùng cảm thấy hài lòng hoặc thành quả gần nhất trong công việc là gì cũng là biểu hiện của tình trạng kiệt sức.

21. Thường xuyên mất bình tĩnh

Căng thẳng có thể dẫn đến tình trạng thường xuyên nổi nóng và trút giận vô cớ lên mọi người xung quanh.

22. Mơ mộng về việc nghỉ việc

Tìm một công việc mới để có mức lương cao hơn hoặc tìm một môi trường làm việc tốt hơn là một hướng đi tích cực, nhưng một dấu hiệu cho thấy bạn đang kiệt sức là khi bạn chỉ đơn thuần nghĩ đến nghỉ việc mà không vì một lý do gì cụ thể.

23. Dùng viên nhai điều trị dạ dày như thể ăn… kẹo

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa sự căng thẳng vì công việc và các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ nóng và buồn nôn. Việc phải liên tục dùng viên nhai điều trị dạ dày có thể là một dấu hiệu của tình trạng kiệt sức vì công việc.


24. Bệnh thường xuyên

Khi bị stress lâu ngày, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ không thể hoạt động hết công suất, do đó, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với bệnh tật.

Nếu bạn liên tục phải chống chọi với bệnh cảm lạnh, cảm cúm, đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự kiệt sức đang hủy hoại cơ thể bạn.

25. Suy giảm trí nhớ trầm trọng

Tình trạng căng thẳng mãn tính – stress lâu ngày do công việc – có thể tác động đến não bộ, làm thay đổi cảm xúc, khả năng học hỏi và trí nhớ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị kiệt sức vì công việc dễ gặp vấn đề về sự tập trung và suy giảm trí nhớ.

Theo Bích Trâm/BI

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

        Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

3 cách khai thác lợi ích từ khách hàng trung thành

Doanh nghiệp đang có một cơ sở khách hàng trung thành khá ổn định, tuy nhiên doanh số gần như không tăng được từ năm này qua năm khác. Chuyện gì đang xảy ra?


Theo Rob Markey, đồng tác giả của cuốn The Ultimate Question 2.0: How Net Promoter Companies Thrive in a Cusomer – Driven World(tạm dịch: Bí quyết phát triển của những công ty có nhiều khách hàng trung thành), Giám đốc phụ trách Tiếp thị và Chiến lược khách hàng toàn cầu của Bain & Company – Chi nhánh New York, trong đa số trường hợp, nguyên nhân chính là vì doanh nghiệp không khai thác hết “lợi ích kinh tế từ sự tín nhiệm của khách hàng”.

Khi doanh nghiệp đạt được một điểm số cao về lòng trung thành của khách hàng (đo bằng chỉ số Net Promoter Score – NPS) và cơ sở khách hàng này ít biến động thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang được khách hàng tín nhiệm cao. Khách hàng thích giao dịch, mua bán với doanh nghiệp, muốn duy trì quan hệ lâu dài với doanh nghiệp và sẵn sàng kể cho người thân, bạn bè về những trải nghiệm tốt đẹp của họ trong quá trình này.

Đây là một điều tốt. Tuy nhiên, Markey cho rằng lợi ích kinh tế thật sự chỉ đến với doanh nghiệp nếu khách hàng hành động theo những cảm xúc ấy và bản thân doanh nghiệp cũng phải tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng để họ giao dịch, mua bán với doanh nghiệp. Markey đưa ra một số lời khuyên sau đây giúp doanh nghiệp tối đa lợi ích từ lòng trung thành của khách hàng.

Tìm hiểu thêm về những khách hàng trung thành nhất. Đa số các công ty chỉ tập trung vào việc tìm hiểu những nguyên nhân khiến khách hàng không hài lòng và “bỏ quên” những khách hàng đang có phát sinh giao dịch thường xuyên.

Markey cho rằng đây chính là một thiếu sót. Theo Markey, thật ra các công ty nên quan tâm nhiều hơn đến những khách hàng trung thành.

Nếu họ đang hài lòng về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp thì họ đã thể hiện điều ấy như thế nào? Nếu khách hàng có những trải nghiệm tích cực trong quá trình giao dịch với doanh nghiệp, điều gì đang làm cho họ có ấn tượng tốt nhất?

Để chuyển hóa những cảm xúc tốt đẹp của khách hàng thành hành động mua hàng, doanh nghiệp cần hiểu rõ những yếu tố, giá trị cốt lõi nào khiến họ trung thành với doanh nghiệp.

Ngoài ra, để duy trì được mối quan hệ thân thiết với những khách hàng trung thành nhất, doanh nghiệp cần phải tạo ra những “cơ chế hiệu quả”. Chẳng hạn, Vanguard Group, một công ty quản lý đầu tư ở Mỹ, thực hiện phỏng vấn một số khách hàng đã nhiệt tình giới thiệu và thuyết phục những khách hàng khác giao dịch với doanh nghiệp.

Câu hỏi mà Vanguard đặt ra cho họ là điều gì khiến họ nhiệt tình với công ty và họ đã chia sẻ những điều gì về công ty với những khách hàng khác. Và Vanguard phát hiện ra rằng đa số khách hàng trung thành này đều có những “khoảnh khắc sự thật” bất ngờ khi giao dịch với công ty, như nhận được sự giúp đỡ ngoài mức mong đợi khi gia đình họ gặp những biến cố lớn như mất đi một thành viên.

Điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Khi hiểu biết sâu sắc về những khách hàng trung thành nhất, doanh nghiệp sẽ dễ dàng phát hiện ra đâu là ưu điểm, nhược điểm trong sản phẩm, dịch vụ của mình.

Doanh nghiệp có thể nhận ra rằng các đối thủ cạnh tranh đang đem đến cho khách hàng những thứ mà sản phẩm, dịch vụ của mình còn thiếu. Hoặc khách hàng đang có những nhu cầu chưa được đáp ứng hết nhưng họ không thể tự phát hiện ra những nhu cầu ấy.

Doanh nghiệp nên hướng mọi nỗ lực đến việc làm cho sản phẩm, dịch vụ của mình đủ sức hấp dẫn những khách hàng trung thành, khiến họ cảm thấy không cần thiết phải “ngó nghiêng” chỗ khác để tìm kiếm những sản phẩm, dịch vụ bổ sung, thay thế.

Theo Markey, hầu như công ty nào cũng có thể tìm thấy những cách để điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách toàn diện hơn. Chẳng hạn, các ngân hàng đã phát triển các ứng dụng dành cho điện thoại thông minh để khách hàng có thể thực hiện một số giao dịch đơn giản như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mở tài khoản tiết kiệm điện tử một cách nhanh chóng và linh hoạt. Điều này không chỉ giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng mà còn làm cho nhân viên ngân hàng có nhiều thời gian để phục vụ những khách hàng có nhiều đóng góp cho ngân hàng với những dịch vụ có tính cá nhân cao hơn và phức tạp hơn.

Bằng cách thiết kế sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn với những nhu cầu đặc thù của những khách hàng cá nhân, giúp họ cải thiện cuộc sống, doanh nghiệp sẽ khiến cho họ hài lòng hơn và quan hệ lâu dài hơn với mình.

Giúp khách hàng quảng bá cho doanh nghiệp. Markey khuyên, khi làm được những điều trên, doanh nghiệp nên tạo điều kiện để khách hàng nói tốt về mình với những khách hàng khác.

Có thể gửi đến họ những câu chuyện thành công của doanh nghiệp trong việc giúp khách hàng có cuộc sống tốt đẹp hơn để họ kể lại cho bạn bè, người thân và khiến những người này cũng muốn mua bán với doanh nghiệp. Đó nên là những câu chuyện “người thật, việc thật” liên quan đến quá trình giao dịch, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, khi một khách hàng đăng tải trên Twitter nỗi lo vì một chuyến bay sắp tới của anh do hãng JetBlue thực hiện, anh bất ngờ nhận được cuộc điện thoại từ một nhân viên chăm sóc khách hàng của hãng giúp anh giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tạo ra những diễn đàn trực tuyến để khách hàng trung thành chia sẻ những câu chuyện về sự trải nghiệm tốt đẹp của họ khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với những khách hàng có cùng quan tâm.

VĂN NHẤT (theo HBR)/DNSGCT

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

        Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Bí mật tuyển dụng của các doanh nhân thành công

Hãng CNBC mới đây đã thực hiện buổi phỏng vấn với các nhà sáng lập, CEO về việc làm thế nào họ phát hiện ra nhân tài chỉ trong một (hoặc vài lần) gặp gỡ. Dưới đây là 8 bí mật tuyển dụng được tiết lộ bởi các doanh nhân thành công:

1. Cho một tuần thử việc

Theo Rusenko - Nhà đồng sáng lập, CEO Webbly, một tuần thử việcvẫn đủ thời gian đánh giá khả năng làm việc của ứng viên. "Bạn bước vào công ty, cũng là lúc bước vào guồng quay thực sự trong công việc. Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ bản thân và khả năng làm việc trước mặt đồng nghiệp tương lai", ông nói.



Rusenko cho biết, tại Webbly, ứng viên vẫn được trả tiền lương thử việc và "đây cũng là cơ hội giúp ứng viên cảm nhận không khí làm việc thực sự sau này".

2. Tuyển người giỏi hơn mình



Nhà sáng lập FUBU Daymond John muốn xây dựng một đội ngũ gồm những người ông cho rằng họ thông minh hơn mình trong nhiều lĩnh vực. "Đôi khi người cố vấn của bạn có thể chỉ là một chàng trai trẻ 20 tuổi nhưng cậu ấy lại am hiểu mọi thứ về truyền thông xã hội hơn bất kỳ nhân viên tài năng nào khác mà bạn biết", John nói.

Ngoài ra, nhà đầu tư nổi tiếng trong chương trình truyền hình thực tế Shark Tank còn cho biết, cách làm trên còn tạo cảm giác thoải mái cho nhân viên, giúp họ tự do phát triển năng lực chuyên môn, khả năng tư duy cùng nhiều kỹ năng khác.

3. Đưa ra những tình huống "khó nhằn"

Hồ sơ xin việc là công cụ đắc lực giúp nhà tuyển dụng biết ứng viên là ai. Tuy nhiên, để hiểu được họ vốn là chuyện không dễ.

Liz Wessel - Nhà đồng sáng lập, CEO WayUp chọn cách đặt ứng viên vào những tình huống "khó nhằn" và xem cách họ xử lý chúng. Theo bà, việc này giúp họ bộc lộ bản thân rõ hơn và giúp nhà tuyển dụng quan sát khả năng giữ bình tĩnh của nhân viên tương lai.



"Tôi dùng cách này không phải vì vui thích hay muốn gây khó dễ với họ. Tôi cần thấy được khả năng giữ bình tình của nhân viên mình trước những tình huống không mong đợi xảy ra và cách họ giải quyết chúng. Trong thế giới startup thực, không phải mọi thứ đều diễn ra như mong đợi", cô nói.

Wessel đã từng thử chê bài một vài sản phẩm do ứng viên thiết kế, đưa ra những bình luận khó nghe hay hỏi thẳng về lý do bất đồng giữa họ và đồng nghiệp cũ. Cô cho biết, từ cách họ phản ứng, cô sẽ phần nào nhìn thấy được suy nghĩ thật sự của họ. "Ứng biến linh hoạt là một kỹ năng cực kỳ quan trọng, đặc biệt nếu bạn làm việc trong môi trường có nhịp độ làm việc nhanh như startup. Mọi thứ luôn biến động không ngừng", Wessel nhận định.

Những người thành công thường thích ứng rất nhanh trong nhiều trường hợp.

4. Để nhân viên tự lắp bàn ghê


Tính tháo vát là một trong những đức tính được nhiều công ty đánh giá cao. Nhà đồng sáng lập, CEO OfferUp Nick Huzar có cách kiểm tra khá thú vị khi ông để nhân viên tự thiết kế, lắp bàn, ghế ngay trong ngày đầu tiên làm việc.

"Chúng tôi muốn nhân viên của mình là người không ngại xắn tay áo lên và làm việc một cách chăm chỉ", Huzar chia sẻ.

5. Quyết định từ ấn tượng đầu tiên

"Một trong những đặc tính tôi luôn tìm kiếm khi tuyển dụng ứng viên là phong thái tự tin của họ. Tôi muốn chọn người có thể gây ấn tượng với tôi ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên", nhà đồng sáng lập, trưởng nhóm sản phẩm SevenRooms, Allison Page, tiết lộ với CNBC.

Cô cho biết, có những nhân viên lúc đầu đến phỏng vấn cho một vị trí khác nhưng sau đó lại được chọn làm việc cho một công việc hoàn toàn mới "vì chúng tôi tin rằng họ có thể giúp công ty tạo ra sức ảnh hưởng", Page nói.



Điều quan trọng mà cô rút ra được là luôn tin vào phán đoán của mình. Việc có ai đó nói họ cần 6 tháng mới hoàn thành xong công việc hay họ không cho rằng kết quả sẽ sớm có trong nay mai, luôn là dấu hiệu cảnh báo đối với bộ phận tuyển dụng.

"Trong một công ty startup, việc nhân viên dự báo không sớm thu được kết quả sẽ giúp bạn biết được kế hoạch đó thành công hay thất bại. Chúng tôi học được rằng chỉ nên thuê người sẵn sàng lao vào công việc", cô nói.

6. CEO CoachUp: Liên tục hỏi một câu duy nhất

CEO CoachUp John Kelley lại có cách độc đáo khi tuyển dụng ứng viên, đó là liên tục hỏi họ một câu duy nhất. "Tôi đẩy họ vào tình huống trả lời những câu hỏi "Tại sao". Tại sao bạn lại chọn trường đại học đó, sao lại học ngành đó? Tại sao lại làm việc cho công ty đó hay chọn nguyên tắc sống như vậy? Tại sao bạn muốn nhảy việc?...", ông chia sẻ.


Ông nhận định cách làm này giúp bản thân có cái nhìn sâu sắc hơn về mục tiêu công việc và động lực cuộc sống của ứng viên. "Từ đó tôi sẽ biết được liệu CoachUp và họ có hợp tác được với nhau hay không", Kelley tiết lộ.

7. Chú ý ngôn ngữ cơ thế

Thông thường, mọi người sẽ nói bất cứ điều gì họ nghĩ bạn muốn nghe trong buổi phỏng vấn. Do đó bạn cần đưa những câu hỏi hàm ý, không hỏi họ một cách trực tiếp như họ đang mong đợi. Và từ cách họ phản ứng, bạn có thể nhìn thấy câu trả lời thực sự mà họ đưa ra thông qua ngôn ngữ cơ thể. Đó là cách làm được nhà sáng lập, chủ tịch Treeline Treenut Cheese, Michael Schwarz áp dụng.


"Bạn phải đọc được ngôn ngữ cơ thế, lắng nghe điều họ thực sự nói và sử dụng trực giác của mình để phán đoán. Khi câu chuyện của họ nghe có vẻ không đúng, hay ngôn ngữ cơ thể của họ không khớp với hàm ý câu trả lời, hãy bỏ qua và tiếp tục với những ứng viên khác", ông thẳng thắn nói.

8. Chọn người khiêm tốn



Nhà đồng sáng lập Noosa Yoghurt, Koel Thomae, chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể tuyển người giỏi hơn mình, nhưng ít ra họ cũng nên biết cách tỏ ra khiêm tốn.

"Đây là điều cực kỳ quan trọng trong môi trường kinh doanh. Bạn sẽ cần những nhân viên thực sự làm việc, kể cả đó có thể là những công việc đơn giản họ từng làm lúc mới chập chững vào nghề trong khi vẫn là một chuyên gia trong lĩnh vực hiện tại và có thể giúp đỡ đồng nghiệp xung quanh", Thomae nói.

Theo DNSG

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

  Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”