Năm 2016 sẽ là năm bùng nổ của Social Commerce

Trong những năm gần đây, chúng ta có thể thấy sự lên ngôi của Social Commerce (mạng xã hội thương mại) trong thị trường thương mại điện tử của Việt Nam.

Bên cạnh đó, những start-up về mảng ứng dụng di động (mobile app) cũng đang phát triển rất nhanh và mạnh. Trong bối cảnh ấy, có một start-up về mobile app đang thể hiện rất tốt sự phát triển của họ trong xu thế bùng nổ của mạng xã hội thương mại.

Social Commerce (S-Commerce) là một loại thương mại điện tử sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc mua và bán sản phẩm trên mạng xã hội đó. Theo một nghiên cứu của Research and Market, S-Commerce là một trong những xu hướng quan trọng nhất của thị trường mua sắm online tại Việt Nam. Có thể nói, Social commerce đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam thông qua sự thành lập của rất nhiều hoạt động buôn bán trên những mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Instagram, Zalo. Trong một báo cáo tại Mỹ của Business Insider, từ năm 2013 đến năm 2014, Social commerce tăng tưởng 26%, cao hơn 16% so với con số của E-Commerce. Những con số trên chứng tỏ tiềm năng to lớn của Social commerce đến với thị trường bán lẻ của Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Trong một bài viết của Smallbiztrends cũng như chia sẻ của chị Vanessa – COO của một trong những ứng dụng di động về Social Commerce - Memeapp, họ cho rằng, năm 2016 rất có thể là năm của Social Commerce. Chị Vanessa cho biết thêm, ngày càng nhiều giao dịch giữa người mua và người bán được diễn ra thông qua mạng xã hội mua bán trên Memeapp. Với mạng xã hội này, giúp nguời mua dễ dàng thực hiện việc “Window shopping” (dạo qua các cửa hàng mà không có ý định mua hàng) và khám phá nhiều cửa hàng hơn. Nhìn chung, trải nghiệm mua sắm trên Memeapp rất giống với việc đi chợ phiên (flea market), nơi người mua có thể thoải mái dạo xem các sản phẩm được bày bán và khám phá những cửa hiệu mà họ khó có thể tìm thấy khi chỉ khám phá bằng cách dạo phố thông thường.


              Memeapp team bên cạnh giải thưởng cho một cuộc thi về Start-up

Ứng dụng Memeapp có thể nói là một trong những ứng dụng đầu tiên tận dụng được xu thế đầy tiềm năng của Social Commerce. Memeapp được lên sóng trên iOS và Google Play từ đầu năm 2015 và chỉ từ tháng 7 cùng năm đến nay, Memeapp đã thu hút tổng cộng hơn 100,000 lượt tải về giúp họ luôn nằm trong top 6 những ứng dụng trong hạng mục Mua Sắm trên App Store. Thành tích đáng chú ý này được thực hiện chỉ bởi một team start-up trẻ chưa đến 10 người gồm người ngoại quốc cũng như những bạn sinh viên mới ra trường.

Memeapp là một ứng dụng cho phép bạn tiếp cận đến hàng ngàn người bán với đủ loại mặt hàng khác nhau từ thời trang nam nữ, phụ kiện, giày dép, đồ làm đẹp, đồ cũ, sách, đồ điện tử … với mức giá rất hấp dẫn nhờ đa phần những cửa hàng trên ứng dụng là những shop online hoặc từ những món đồ cũ của một cá nhân. Để mua một sản phẩm, người dùng chỉ cần liên lạc ngay với người bán trên app, thỏa thuận giá cả và cách thức mua hàng (trực tiếp hoặc giao hàng).

Mạng xã hội thương mại giúp người dùng có thể dễ dàng buôn bán hơn. Điều này hoàn toàn đúng với Memeapp khi hoạt động buôn bán trở nên cực kỳ đơn giản. Chỉ chụp ảnh một món đồ bất kỳ và đăng bán y như cách ta đăng một bức ảnh lên mạng xã hội. Nói cách ngắn gọn hơn, Memeapp như một “Instagram” cho việc mua bán, với giao diện ưu tiên hình ảnh cũng như những chức năng cần thiết của một mạng xã hội như “thích” hoặc bình luận. Cũng nhờ những công cụ này, người dùng có thể dễ dàng tin tưởng người bán hơn.


Theo Raphael Willhelm – Co-Founder và CEO của Memeapp, ứng dụng này đóng còn vai trò lớn trong việc tạo điều kiện phát triển cho những cửa hàng nhỏ chưa có website riêng hoặc các shop online mong muốn tìm kiếm thêm người mua. Anh cho biết thêm, những shop này đa số có chủ rất trẻ với nguồn hàng phù hợp với phong cách các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên, cũng như túi tiền của họ. Hơn nữa, một trong những lợi ích mà Memeapp mang tới cộng đồng đó là việc đưa những cửa hàng ẩn khuất bên trong những con hẻm nhỏ tới một mạng xã hội nơi vị trí của cửa hàng ấy ngang bằng với tất cả vị trí của các cửa hàng khác. Trên thực tế, những shop này tuy không có vị trí địa lý tốt nhưng sản phẩm của họ rất độc đáo và chất lượng.

Điểm nổi bật nhất của Memeapp so với các ứng dụng cùng chức năng khác nằm ở nút “Mặc cả” ở mỗi món đồ bạn thấy trên ứng dụng. Người Việt đã quá quen với việc mặc cả khi mua những món đồ cũ/second-hand. Có chức năng này ở trên ứng dụng, người dùng sẽ thoải mái mặc cả như cách họ thường làm.

Kết

Không khó để nhận thấy mạng xã hội thương mại đang thực sự phát triển rất mạnh cũng như vai trò ngày càng quan trọng của nó đến với những tiểu thương nhỏ. Nhìn chung, bên cạnh những mạng xã hội thương mại đang rất phổ biến hiện nay, Memeapp là một ứng dụng đáng những tiểu thương nhỏ muốn mở rộng việc buôn bán cũng như những tín đồ mua sắm qua Social Commerce thử và sử dụng bởi tiềm năng cũng như sự tiện lợi của ứng dụng này.

Nguồn: Memeapp

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Cuộc chiến với hàng ngoại của doanh nghiệp Việt

Trong khi các doanh nghiệp ngoại ồ ạt đổ bộ với những đại siêu thị, trung tâm mua sắm hiện đại thì doanh nghiệp nội cũng len lỏi chia nhau từng ngách trống của thị trường.

Anh Hồ Hiệp, quận Gò Vấp, TP HCM chia sẻ, trong bán kính 3 km quanh nhà anh ở đường Lê Đức Thọ có đến 8 siêu thị, đại siêu thị, chưa kể các cửa hàng tiện ích.

Từ cuối năm 2014 đến nay, hàng loạt siêu thị, trung tâm mua sắm lớn đồng loạt khai trương tại quận này. Bên cạnh các điểm đã hoạt động, còn nhiều siêu thị, trung tâm thương mại đang “xếp hàng” chờ khai trương đầu năm 2016.
Thị trường 100 tỷ USD năm 2016

Năm 2015, TP HCM liên tiếp đón nhận sự xuất hiện của các trung tâm thương mại (TTTM) hiện đại, siêu thị lớn phủ khắp từ khu vực trung tâm đến ngoại thành.

Sau khi liên doanh Mapletree của Singapore và Saigon Co.op đưa SC VivoCity Việt Nam vào hoạt động tháng 4 ở quận 7, thì ngay lập tức SSG cũng đưa Pearl Plaza với mô hình tương tự ra mắt tại khu Văn Thánh – Bình Thạnh. Tiếp đó, Vincom Mega Mall cũng mở cửa đón khách ở khu vực Thảo Điền, quận 2, chỉ cách Pearl Plaza hơn 1 km.


Các mô hình mua sắm hiện đại liên tục ra đời từ khu vực trung tâm đến các vùng ngoại ô TP HCM. Ảnh: Q. Chi.

Sự xuất hiện đáng chú ý nhất những ngày cuối năm 2015 là đại siêu thị Emart của tập đoàn bán lẻ Hàn Quốc tại Gò Vấp sau 5 năm khảo sát và nghiên cứu thị trường Việt Nam. Mới đi vào hoạt động, nhưng theo thông tin từ chủ đầu tư, 99% gian hàng cho thuê tại siêu thị này được lấp đầy.

Là tân binh, nhưng Vingroup đang thu hút sự chú ý của thị trường bán lẻ khi công bố 2 thương hiệu mới VinMart và Vinmart+ cùng kế hoạch xây dựng hệ thống bán lẻ gồm 100 siêu thị và chuỗi 1.000 cửa hàng tiện ích khắp cả nước từ 2014-2016.

Trong năm 2015, tập đoàn này đã đưa 10 TTTM mới vào hoạt động cùng với hàng trăm siêu thị, cửa hàng tiện ích. Tham vọng của tập đoàn này là khẳng định vai trò tiên phong, dẫn dắt thị trường bán lẻ Việt Nam, mở ra những trải nghiệm mới về phong cách sống hiện đại. Theo kế hoạch, Vincom sẽ đạt tới con số gần 50 TTTM trên toàn quốc vào năm 2016.

Saigon Co.op cũng vừa kết thúc cuộc đua năm 2015 với việc mở cửa siêu thị thứ 32 tại TP HCM, nâng tổng số siêu thị Co.op mart khắp cả nước lên con số 80.

Không tham vọng chen chân vào thị trường với những siêu thị, trung tâm mua sắm lớn, Thế Giới Di Động âm thầm mở những siêu thị mini theo mô hình cửa hàng bách hóa hiện đại tại các quận vùng ven TP HCM. Trong năm 2015, 13 cửa hàng mở bán. Đơn vị này cho biết vẫn tiếp tục tìm kiếm một mô hình hoàn thiện.


Theo phân tích của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức), thị trường bán lẻ Việt Nam có thể đạt dung lượng 100 tỷ USD vào năm 2016. Còn số liệu từ Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ.

Tổng giám đốc Trần Kinh Doanh cho rằng, thị trường bán lẻ Việt dù đang có nhiều ông lớn nội, ngoại tham gia, song chuyện cạnh tranh đến thời điểm này vẫn chưa phải là quyết liệt, khi nhu cầu rất lớn.

CEO này cũng đưa ra thống kê khối bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm trên dưới 25% thị phần với 300-400 siêu thị hiện đại, dưới 1.000 cửa hàng tiện ích. Khối truyền thống vẫn chiếm ưu thế với khoảng 1,4 triệu hàng quán, điểm bán nhỏ, chiếm hơn 70% thị phần.

"Với nhu cầu thị trường hiện nay, chúng tôi không lo cạnh tranh với các nhà bán lẻ lớn. Tôi thấy mình chỉ cần làm tốt ý tưởng của mình. Chúng tôi có mở đến 1.000 siêu thị mini cũng không ảnh hưởng đến thị trường, vì nhu cầu còn rất rộng", ông Doanh nói.

Theo phân tích của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức), thị trường bán lẻ Việt Nam có thể đạt dung lượng 100 tỷ USD vào năm 2016. Còn số liệu từ Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Hiện có hơn 20 doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam.
Lực hấp dẫn với doanh nghiệp ngoại

Đánh giá về thị trường Việt Nam, ông Theodore Knipfing, Giám đốc dịch vụ bán lẻ Cushman&Wakefield châu Á - Thái Bình Dương, cho biết các nhà bán lẻ quốc tế thật sự quan tâm đến thị trường châu Á, cụ thể là Myanmar, Việt Nam và Campuchia. Trong đó, thị trường Việt Nam được xem là tiềm năng hơn, do Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của mình trong cộng đồng châu Á.

Ông Choi Kwang Ho, Tổng giám đốc Emart Việt Nam, cũng thừa nhận Việt Nam là thị trường bán lẻ đầy tiềm năng. Đó là lý do tại sao Việt Nam là thị trường thứ hai thống Emart chọn khi tiến ra nước ngoài.


Thị trường Việt Nam với sức mua tăng mạnh, dân số trẻ đang là điểm đến hấp dẫn các nhà bán lẻ ngoại. Ảnh: Đ. Bình.

“Ban đầu, chúng tôi dự tính Trung Quốc là thị trường cơ sở để tiến ra Đông Nam Á. Nhưng sau khi tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy Việt Nam tiềm năng hơn. Do đó, chúng tôi quyết định dồn mọi nguồn lực để đầu tư tại Việt Nam và biến nơi đây thành thị trường vững chắc, làm bàn đạp để thâm nhập thị trường khác”, ông Choi Kwang Ho nói.

Sự xuất hiện ồ ạt của các nhà bán lẻ ngoại đang cho thấy cán cân thị trường nghiêng hẳn về các doanh nghiệp đến từ nước ngoài, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp. Song ông Theodore Knipfing cho rằng, những doanh nghiệp nội đang có lợi thế hơn, vì họ hiểu rõ về người tiêu dùng trong nước, có mối quan hệ rộng rãi trên thị trường, có quỹ đất...

Dù vậy, doanh nghiệp nước ngoài lại có nhiều kinh nghiệm vận hành, có nguồn vốn mạnh, họ cũng có những lợi thế nhất định để mang đến cho thị trường. Chính vì vậy, các nhà bán lẻ nội nếu biết học hỏi những cái mới, cái hay từ các nhà bán lẻ nước ngoài, kết hợp với các ưu điểm của mình thì sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh lên mức cao nhất.

“Trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn, mọi thứ dần trở nên bão hòa tại nước của họ, buộc họ phải tìm các thị trường mới ở nước ngoài để mở rộng, thì Việt Nam đang là điềm đến yêu thích của các nhà đầu tư nói chung và bán lẻ nói riêng.

Việt Nam với nhiều điều kiện thuận lợi như dân số trẻ, thu nhập đầu người tăng, kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều hiệp định thương mại được ký kết... đã khiến các thương hiệu quốc tế tự tin khi đầu tư vào”.

Ông Theodore Knipfing - Giám đốc Dịch vụ bán lẻ Cushman&Wakefield châu Á - Thái Bình Dương

Nguồn: Zing News

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Bao bì Tết - sự đầu tư hiệu quả

Thông thường, các nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) sẽ thay đổi bao bì mỗi 3 – 5 năm và đối với các thương hiệu lớn là 1 – 2 năm.

Song nhiều thương hiệu đã lên kế hoạch từ giữa năm và tung sản phẩm với bao bì đặc biệt cho Tết Nguyên đán trong những tháng cao điểm tiêu thụ hàng hóa. Dịp này, người tiêu dùng (NTD) không chỉ mua hàng để dùng mà còn để trưng bày và biếu tặng, họ cũng dễ dàng mở hầu bao và cởi mở hơn trong quyết định mua hàng. Theo thống kê của Nielsen, doanh số trong 3 tháng Tết đóng góp 28% tổng doanh thu hàng năm của ngành hàng nước giải khát, doanh số trung bình của ngành hàng bia dịp này cũng tăng 1,5 lần. Đơn vị nghiên cứu thị trường uy tín này cũng đánh giá bao bì dịp Tết đóng vai trò then chốt và trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Đào, mai, pháo và 12 con giáp trên bao bì giúp bán được nhiều hơn

Trong ngành hàng FMCG, các thương hiệu cạnh tranh rất khốc liệt, các sản phẩm trong cùng phân khúc ít có sự khác biệt về chất lượng hay sự phong phú. Không phủ nhận ảnh hưởng lớn của truyền thông tiếp thị trong việc kêu gọi hành động mua hàng, nhưng khi đứng giữa rất nhiều lựa chọn hấp dẫn tại quầy hàng, ngay thời điểm chọn mua, bao bì đóng vai trò trực tiếp quyết định tới hành vi mua hàng của khách. Điều này càng đúng hơn trong dịp Tết, khi nhu cầu về một bao bì đẹp để bày và biếu tặng tăng cao. Chính vì thế cứ Tết đến xuân về, các nhãn hàng đã lao vào cuộc chạy đua về bao bì Tết để không bị các đối thủ nhấn chìm. Doanh thu của các nhãn hàng dịp Tết cũng xứng đáng để họ đầu tư cho việc thay áo mới cho sản phẩm. Riêng Trung Quốc đại lục đã ghi nhận doanh thu bán lẻ trong dịp Tết Ất Mùi (đầu năm 2015) lên đến 678 tỉ Nhân dân tệ (xấp xỉ 104.6 tỉ USD), gấp đôi tổng số tiền tiêu thụ vào mua sắm trong dịp lễ Tạ Ơn của người Mĩ cuối năm 2014. Thị trường các nước lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Việt Nam… cũng tăng đột biến dịp đầu năm mới cùng với tâm lý “ăn Tết, tiêu Tết” sau cả năm làm việc vất vả. Đó là lý do vì sao các “ông lớn” trong ngành FMCG như Coca Cola, Pepsi, Budweiser, Johnnie Walker,… quan tâm đến bao bì cho Tết phương Đông không kém gì các dịp lễ hội của người phương Tây.


Bond Packaging đã có một thử nghiệm nhỏ tại quầy hàng, trên kệ hàng có ba sản phẩm của một thương hiệu cà phê hòa tan vào dịp gần rằm tháng Chạp. Một sản phẩm mang bao bì bình thường như mọi ngày, loại thứ 2 có bao bì với mai và pháo hoa cùng hình ảnh gia đình sum vầy ngày Tết, và loại cuối cùng kèm theo quà khuyến mại thành một combo gói.quà tặng được thiết kế đậm chất Tết cổ truyền với giá cao hơn khoảng 25%. Kết quả là 25% mua loại 1; 52% mua loại 2 và 23% mua loại 3. Lý do chủ yếu của khách hàng vẫn là vì bao bì tạo cảm hứng mua hàng, và mặc dùng mức chênh lệch giá là 25% nhưng họ vẫn quyết định mua gói quà combo. Trên thực tế dịp Tết, tâm lý khách hàng thường cởi mở hơn trong việc rút hầu bao.

Bao bì Tết không phải chiến dịch tiếp thị mà là chiến lược kinh doanh

Sự chiếm lĩnh thị trường của các thương hiệu Âu Mỹ trên đất châu Á là bài học đắt giá cho các thương hiệu châu Á. Khi tấn công thị trường của 60% dân số thế giới, các hãng này có chiến lược lâu dài, bài bản và nhất quán để thấu hiểu khách hàng, bản địa hóa sản phẩm để chiến thắng các sản phẩm nước nhà. Họ nhận ra rằng dịp Tết là cao điểm mua hàng của dân châu Á, họ biến đổi các sản phẩm của mình không chỉ phù hợp với người phương Đông mà còn rất hấp dẫn để mang về nhà dịp Tết. Chiến lược bao bì được chuẩn bị từ trước đó ít nhất 6 tháng là bước mở màn cho các chiến dịch tiếp thị, truyền thông, bán hàng sau đó.

Tại các thị trường Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Coca Cola tung ra bao bì với thông điệp xuyên suốt “Trao Coca Cola, trao lời chúc” nhưng vẫn thay đổi hình ảnh theo từng năm. 2015 là 8 kí tự tiếng Hoa thể hiện lời chúc. 2016 lại là 8 lời chúc cổ truyền cho tiền tài, tuổi trẻ, sự nghiệp, tình yêu, gia đình, học tập, kinh doanh và được quý nhân tương trợ.


Với Việt Nam, ý tưởng “Tết gắn kết” được Coca Cola thể hiện qua những cánh én vàng hội tụ như lời chúc cho năm mới gắn kết, thịnh vượng và hạnh phúc. Mỗi năm, đàn én Coca Cola lại tạo nên một hình ảnh khác: 2015 là ba chữ An, Tài, Lộc; 2016 là ngôi sao, hoa mai và trái tim tương ứng với hi vọng, gắn kết và yêu thương – ước mong của mọi người dân trong dịp Tết về.


Đối thủ truyền kiếp của Coca Cola là Pepsi cũng không kém cạnh khi đưa hình ảnh Tề Thiên Đại Thánh cùng các hoạ tiết cổ truyền Trung Hoa lên bao bì Tết Bính Thân. Cùng với video viral tái hiện lại câu chuyện về diễn viên đóng vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim Tây Du Kí, bao bì này chắc chắn sẽ được nhắc đến trong một thời gian dài nữa khi đã chạm đến lòng tự tôn dân tộc và gợi nhớ kỉ niệm của gần 1.5 tỷ người dân đất nước này vào đúng dịp đoàn viên.


Cùng nhà với Pepsi, khoai tây chiên Lay’s đã tạo nên cơn bão hashtag những ngày đầu năm mới trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc với bao bì in hình nửa dưới gương mặt một chú khỉ. Những bao bì tương tác với người tiêu dùng như vậy cũng đang là xu hướng của thế giới.


Johnnie Walker cũng đang rất chú trọng thị trường châu Á khi dòng Blue Label được đầu tư một bao bì phiên bản giới hạn cho phù hợp với văn hoá Á Đông vào mỗi dịp năm mới. Đây cũng là điều dễ hiểu khi người tiêu dùng châu Á có thói quen mời rượu khi đón khách và tặng rượu cho nhau vào ngày Tết.



Các thương hiệu FMCG lớn ở Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Kinh Đô đưa hoa đào, hoa mai, bánh chưng lên bao bì cho các sản phẩm bánh của mình. Nestle chọn ba ông Phúc, Lộc, Thọ để thiết kế bao bì cho tất cả các sản phẩm của hãng ở thị trường Việt Nam đi kèm các chiến dịch truyền thông, khuyến mại, tương tác dày đặc dịp Tết 2016.



Bao bì Tết giúp cross-selling (bán chéo) hiệu quả

Bên cạnh việc thay đổi bao bì của từng sản phẩm, các thương hiệu FMCG lớn như Vinacafe, Kinh Đô, ô mai Hồng Lam,… có xu hướng đưa ra giải pháp quà tặng là một hộp quà to chứa nhiều sản phẩm của các thương hiệu con hoặc nhiều loại, mùi vị khác nhau của cùng một sản phẩm. Không vô tình mà hữu ý các thương hiệu tranh thủ tăng lượng bán thông qua hình thức cross-selling hay bán kèm các dòng hàng chậm tiêu thụ hơn. Thay vì mua một sản phẩm như mục đích ban đầu, người tiêu dùng sẽ mang về nhà nhiều thứ hơn và có cơ hội dùng thử các mặt hàng mới của hãng. Không chỉ các thương hiệu sản xuất, nhiều nhà phân phối bán lẻ với kinh nghiệm tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của bao bì quà Tết và họ đã chủ động làm bao bì quà tặng để hỗ trợ cho hoạt động bán hàng đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng cần hình thức đẹp, sang trọng, tiện lợi với nhiều lựa chọn mức giá để trưng bày hoặc làm quà biếu.

Nestle với giỏ quà Tết bao gồm tất cả các sản phẩm mang thương hiệu con như Nescafe, Nestea, KitKat, Milo,… đã đáp ứng được yêu cầu tặng quà đa dạng của khách hàng, đồng thời giúp Nestle tăng lượng bán ra nhờ cross-selling.


Lipton, thương hiệu dẫn đầu thị trường trà túi lọc thậm chí khi tung ra 2 phiên bản quà tặng Tết với bao bì bìa carton kèm cốc và hộp gỗ cao cấp với 5 vị trà trong cùng một hộp quà.


Là lính mới trên thị trường, thương hiệu trà hoa quả nhập khẩu từ Mĩ Tea-sana có ý định chuyển từ phương thức phân phối bán buôn sang bán lẻ trong dịp Tết 2016. Do tần suất sử dụng và biếu tặng trà trong dịp Tết khá lớn, Tea-sana đã đặt hàng Bond Packaging thiết kế một hộp quà dành riêng cho Tết Bính Thân. Để thu hút người tiêu dùng, Bond đã thiết kế bao bì màu đỏ của Tết thay cho màu trắng của bao bì thông thường. Kết cấu đặc biệt có thể chứa nhiều hộp trà giúp Tea-sana giới thiệu được nhiều sản phẩm hơn với người tiêu dùng và cũng là để lại ấn tượng sâu đậm về bao bì gợi nhớ ký ức về tràng pháo ngày Tết…

Đầu tư cho bao bì Tết hiệu quả mà vẫn tiết kiệm

Có rất nhiều cách để có một diện mạo mới cho sản phẩm dịp Tết, Bond Packaging có thể gợi ý các công ty một trong những giải pháp hiệu quả. Nếu e ngại việc làm mới bao bì quá khác biệt ảnh hưởng tới các khâu sản xuất, vận chuyển, trưng bày hay bán hàng hoặc làm tăng chi phí quá nhiều, các doanh nghiệp có thể không cần “may áo mới” mà “mặc thêm áo” cho sản phẩm…bằng các giải pháp bao bì tiết kiệm, nhanh chóng hơn.



Bao bì Tết không chỉ dành cho các thương hiệu FMCG

Xu thế bao bì quà tặng Tết không chỉ phát triển mạnh ở ngành hàng FMCG, nó nhanh chóng được các doanh nghiệp đón nhận. Dịp Tết luôn là cơ hội để tri ân khách hàng, đối tác, quý nhân của mỗi doanh nghiệp đã ủng hộ, giúp đỡ trong suốt một năm qua. Nếu đơn giản chỉ là mua một túi quà ở siêu thị hay đặt mua với bao bì có sẵn thì thương hiệu không tạo được ấn tượng với người được tặng. Đối với người phương Đông, nội dung món quà không được coi trọng bằng hình thức và cách tặng quà. Ý thức được điều đó, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã tự đặt hàng thiết kế quà Tết và bao bì gói quà để tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tăng nhận diện thương hiệu và quan trọng nhất là tạo được thiện cảm và ấn tượng của người được tặng.




Chiến lược bao bì nói chung và mùa cao điểm Tết nói riêng ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc chiến khốc liệt không chỉ tại điểm bán, trên thị trường FMCG mà cả của các thương hiệu lớn. Một bao bì được thiết kế không chỉ đẹp mà còn nên kể một câu truyện bên trong một hộp quà hay gói hàng; đó là câu truyện về sản phẩm, về thương hiệu, là những thông điệp được gửi gắm tới người tiêu dùng. Thật ý nghĩa khi bao bì sản phẩm hay quà tặng của doanh nghiệp mang đến niềm vui, sự thích thú hay tình cảm đặc biệt tới cho người tiêu dùng. Orion chỉ gói gọn trong chữ “Tình” trên hộp quà hay một nụ cười trên gói “Lay’s” cũng làm rung động biết bao khách hàng dịp Tết này. Và còn rất nhiều dịp lễ khác trong năm là cơ hội để các thương hiệu thể hiện mình với khách hàng và tăng doanh thu nhờ bao bì.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

       Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Nghệ thuật bán hàng thời hội nhập

Bán hàng tưởng chỉ đơn giản là giao hàng cho khách và thu tiền, nhưng không phải vậy, đó là cả một quy trình mà nếu không biết khai thác, doanh nghiệp (DN) sẽ thất bại. 

Bán hàng là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu của họ, trình bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán, giao hàng và thu tiền. Mỗi công ty có những cách bán hàng khác nhau nhưng tựu trung đều qua các công đoạn: chuẩn bị, chào hỏi, trưng bày, kiểm tra hàng tồn, trình bày bán hàng, kết thúc bán hàng và cuối cùng là ghi chép báo cáo. Đó là những kỹ năng cơ bản mà người bán hàng cần trang bị khi vào nghề.


Theo chuyên gia Nguyễn Văn Tòng - người có 20 năm kinh nghiệm trong bán hàng và xây dựng hệ thống phân phối, chuẩn bị là bước đầu tiên và cũng hết sức quan trọng trong quy trình bán hàng. Khâu chuẩn bị gồm 2 giai đoạn là kiểm tra hàng trước khi rời văn phòng kho và trước khi vào điểm bán.

"Nếu không kiểm tra hàng tại kho mà nhận lời bán cho khách hàng thì đôi lúc sẽ không đủ hàng để bán và như vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh số của công ty. Vì vậy, để việc bán hàng thành công, nhân viên bán hàng cần chuẩn bị mọi thứ, từ thông hiểu về sản phẩm, dịch vụ, kế hoạch bán hàng (danh sách khách hàng cần ghé thăm), giấy giới thiệu, trang phục, đến cả tâm lý bán hàng...", ông Tòng tư vấn.

Cũng theo ông Tòng, trong chuỗi hành động dẫn đến việc bán hàng, lời chào được xem là một nghệ thuật, cho thấy sự thân thiện đồng thời là một phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm. Lời chào chính là hành động giao tiếp đầu tiên với khách hàng.

Giao tiếp trước khi bán hàng quyết định bạn có thuyết phục được khách hàng hay không, còn giao tiếp trong khi bán hàng giúp gợi mở những nhu cầu khác cũng như khảo sát ý kiến của khách hàng về sản phẩm. Chính lời chào có thể làm khách hàng mãi mãi lựa chọn sản phẩm của công ty.

Nhưng lời chào không chỉ dành cho khách hàng mà còn dành cho chính những người trong công ty. Đó là lời chào dành cho người chủ cửa hàng, những người xung quanh, vì đó có thể là những người giúp nhân viên bán hàng kiểm tra hàng tồn và biết được số lượng đặt hàng thêm bao nhiêu.

Hoạt động bán hàng không chỉ gói gọn ở ngoài thị trường mà còn diễn ra ngay chính trong nội bộ công ty. Nhân viên bán hàng phải biết cách trưng bày hàng, trong đó phải tuân thủ nguyên tắc từ phải sang trái, theo độ cao hoặc chiều sâu khác nhau để tạo được một tổng thể bắt mắt thu hút sự chú ý của người mua hàng.

Bên cạnh đó, nhân viên phải kiểm tra hàng tồn kho để có được nguồn hàng tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu chuẩn bị tốt nguồn hàng, DN sẽ dễ thuyết phục được khách hàng.

Ngoài những công đoạn trên, theo ông Vũ Quốc Chinh - giảng viên Khoa Kinh doanh Quốc tế - Marketing của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, trong thời hội nhập hiện nay, có 3 cách giúp DN tổ chức bán hàng hiệu quả là: lựa chọn phương thức bán hàng phù hợp; hình thành thói quen tư duy tiếp thị du kích; hoạch định các mục tiêu cụ thể và thực hiện nhanh nhất có thể.

Ông Chinh ví DN như một nhà máy nước, khách hàng là những hộ gia đình sử dụng nước và đại lý phân phối chính là những ống dẫn nước. Nhà máy nước, ống dẫn và người sử dụng có liên kết mật thiết với nhau và nước có thể đến được các hộ gia đình hay không là nhờ vào những đường ống dẫn ấy.

Có 5 hình thức phân phối chính, gồm: bán hàng trực tiếp, cửa hàng bán lẻ, nhà phân phối, bán hàng trực tuyến, bán qua siêu thị - trung tâm thương mại. Các DN nhỏ có bộ máy gọn nhẹ, dễ chuyển hướng đầu tư sang cơ hội mới có thể ứng dụng phương thức tiếp thị du kích.

Ngoài bán hàng trực tiếp, hiện nay, phương thức bán hàng trên mạng đang phát triển mạnh nhờ tiết kiệm chi phí. Để bán hàng hiệu quả trên kênh này, trước hết phải xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, giới thiệu sản phẩm một cách thuyết phục trên các website, fanpage... Quan trọng là phải biết khai thác sản phẩm thông qua các kênh tiếp thị trực tuyến như Google Adwords, Facebook Ads, video, forum seeding...

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Coca-Cola và bí quyết tiếp thị đi vào lòng người

Bạn có biết rằng khoảng 94% dân số thế giới nhận biết được logo đỏ trắng của Coca-Cola và "Coca-Cola" là từ được hiểu rộng rãi đứng thứ hai tại Mỹ, chỉ sau từ "OK”? Ngay cả đối với giới marketing chuyên nghiệp, Coca-Cola luôn là một "ông lớn" về khả năng tạo ra những chiến dịch tiếp thị đi vào lòng người.

Điển hình tại hội thảo Vietnam Brand Matters do học viện Sage đồng tổ chức tại Hà Nội vào trung tuần tháng 10 vừa qua, có đến một nửa số diễn giả sử dụng Coca-Cola làm ví dụ cho bài thuyết trình của mình về các cách xây dựng thương hiệu mạnh.

Nhãn hiệu là biểu tượng văn hóa

Ông Nguyễn Đức Sơn - Giám đốc Chiến lược Thương hiệu của Richard Moore Associates đưa ra ví dụ: “Coca-Cola là thương hiệu đã tạo ra lễ hội Giáng sinh với màu đỏ - trắng chủ đạo, áp dụng trên nước Mỹ và sau đó là cả thế giới".

Ở sự kiến đó, ông già Noel với bộ râu trắng và bộ quần áo màu đỏ mà chúng ta biết đến ngày hôm nay thực sự được tạo ra bởi Coca-Cola, nhân vật này xuất hiện lần đầu tiên trong một đoạn quảng cáo giáng sinh của Coca-Cola vào năm 1931.

Còn ở Việt Nam, Coca-Cola nhiều năm gần đây đã tạo dựng được hình ảnh thân thuộc, gắn liền Tết sum họp với đàn én mùa Xuân và màu đỏ tươi vui của lễ hội cùng thông điệp mang giá trị nhân văn truyền thống: “Món quà ý nghĩa nhất của ngày Tết là khi gia đình được sum vầy”.

Truyền tải tinh thần lạc quan

Trong hội thảo về Thương hiệu dẫn đầu, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chuyên gia truyền thông tại học viện Sage cho rằng: “Coca-Cola tin rằng thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu mọi người nhìn thấy chai nước đầy một nửa, không phải chai nước vơi một nửa. Coca-Cola mang những thông điệp hạnh phúc, lạc quan đến cho tất cả mọi người”.

Tiêu biểu, chương trình Chia sẻ Coca-Cola (Share a Coke) tại Việt Nam và trên toàn cầu diễn ra từ năm ngoái nhưng vẫn còn dư âm khi nhiều người vẫn tiếp tục sưu tầm lon Coca-Cola có tên mình.

Chiến dịch marketing này giúp Coca-Cola tạo ra trào lưu “cá nhân hóa sản phẩm”, mang đến cho người tiêu dùng cảm giác đặc biệt khi mình trở thành một phần của một thương hiệu toàn cầu. Trên thế giới, Coke thống kê cho thấy hơn 1,14 tỷ người ấn tượng với chiến dịch này trên các mạng truyền thông xã hội.

Trong nhiều chiến dịch marketing của Coke, bạn sẽ không thấy nước ngọt, không thấy bất kỳ sự khơi gợi nào về sản phẩm hay kích thích người dùng mua nó. Tất cả chỉ là những câu chuyện hoặc thông điệp nào đó về thế giới, văn hóa hay con người.

Thậm chí, quảng cáo của Coca-Cola thị trường Trung Đông còn không thấy cả logo của hãng nước ngọt trăm năm tuổi này. Một bên lon Coca-Cola được để trống, phía khác là dải màu trắng mang tính biểu tượng của thương hiệu. Dòng chữ "Nhãn mác được dành cho lon đồ uống, không phải dành cho mọi người" được in theo chiều dọc của sản phẩm.


Đơn giản đây là chiến dịch của Coca-Cola nhằm khuyến khích mọi người không phán xét người khác, Coca-Cola dường như không còn quan tâm đến sản phẩm, mà chú trọng đến cảm xúc và cảm giác khi người dùng sản phẩm đó, tạo nên những thay đổi tích cực và làm cho cuộc sống ngày càng ý nghĩa hơn.

Thấu hiểu người tiêu dùng 

Đối với Coke (cách gọi thông dụng khác của Coca-Cola), một trong những công thức quan trọng dẫn đến thành công là thấu hiểu người tiêu dùng, cũng như cách Coke từng tiếp cận thị trường Việt Nam qua đội quân bán lẻ ở từng vỉa hè, ngõ hẻm các thành phố Việt Nam...

Ông Nguyễn Đình Toàn - diễn giả của hội thảo và cũng là một chuyên gia nhiều thành công trong lĩnh vực marketing - cho biết: “Coca-Cola thấu hiểu được người tiêu dùng thông qua những chiến dịch marketing lay động cảm xúc".

Ví dụ, chiến dịch marketing được hàng chục ngàn chia sẻ trên internet là việc hỗ trợ các công nhân Trung Đông gọi điện về gặp người thân cách xa hàng ngàn cây số chỉ với một nắp chai Coca-Cola; tặng các lon/chai Coca-Cola yêu thương cho các thành viên gia đình trên toàn cầu...

“Xây dựng thương hiệu vì thế trở thành xây dựng một thực thể với cá tính đặc trưng, không ngừng kết nối và tương tác với từng thành viên của cộng đồng”, ông Toàn nhấn mạnh.

Nhờ những cố gắng không ngừng nghỉ để truyền tải những thông điệp nhân văn và thiết thực, với nhiều người, Coca-Cola không còn là một thức uống giải khát đơn thuần mà đã đi sâu vào tiềm thức như là một thương hiệu của sự lạc quan, không ngừng truyền cảm hứng và tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ. 

Theo: Doanh nhân Sài Gòn

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

10 quảng cáo in ấn thú vị từ các thương hiệu Việt

Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, quảng cáo trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù vậy, quảng cáo in ấn (print ads) vẫn có một vị trí nhất định của nó, vẫn đem lại một cảm nhận rõ nét hơn về mặt thương hiệu và tạo cảm hứng thật hơn cho người xem.

Sau đây là một số tác phẩm print ads thú vị của các thương hiệu Việt Nam:

1. Vietnam Airlines


Nằm trong chiến dịch toàn cầu mang tên “Reach Further” của Vietnam Airlines nhằm nâng tầm chất lượng du lịch, print ads được thực hiện bởi J. Water Thompson Việt Nam.

Quảng cáo dùng hoa sen - biểu tượng của Việt Nam làm hình ảnh trung tâm, qua đó giới thiệu những điểm đến Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam.

2. Vfresh (Long Neck, tạm dịch: Cổ Dài)

Advertising Agency: Lowe, Ho Chi Minh City, Vietnam
Executive Creative Director: Bob Cohen 
Copywriter: Tra Ngoc Vo Art 
Director: Lan Thi Huong Nguyen

3. Green Cross


Category: Household, garden & pets 
Brand: Green Cross Advertising 
Agency: Datviet Riverorchid, Vietnam 
Photographer Producer: Thomas Hoo 
Art Director: Duy Hoang Tran 
Creative Group ECD, Copywriter/Art Director: Ian Brown 
Photographer: Lee Kah Loong

4. Vfresh


Advertising Agency: Lowe, Ho Chi Minh City, Vietnam 
Creative Director: Bob Cohen, Antonio Bonifacio 
Art Director: Nga Nguyen 
Account Supervisor: Phan Giao, Do Nhi 
Illustrator: Pham An Vinh 
Producer: Ho Duy

5. Sunlight


Advertiser: Unilever 
Brand name: Sunlight 
Product: Sunlight Laundry Detergent 
Agency: Lowe Vietnam 
Category: Cleaning Products, Detergents & Wood protectors

6. Ovaltine


Advertising Agency: Y&R, Ho Chi Minh City, Vietnam 
Executive Creative Directors: Travis Sorge, Sachin Ambekar 
Copywriters: Travis Sorge, Trong Nguyen 
Art Directors: Sachin Ambekar, Tung Le, Yerry Indrajaya, Jules Kim, Dian Widjaya 
Illustrator, Typographer: Afi Kafi 
Art Buyer: Clariss Alvarez-producer 
Account Supervisor: Tarun Dhawan 
Account Executive: Hau Pham

7. Rexona



8. Omo

Quảng cáo này của Omo nhằm quảng bá thông điệp: “Dirt is Good”. Nghĩa là một đứa trẻ càng năng động, càng tìm tòi cuộc sống xung quanh thì sẽ càng lấm lem bùn đất.

Advertiser: Unilever 
Agency: Lowe Vietnam 
Category: Household: Cleaning Products 
Art Director, Copywriter: Chris Catchpole 
Executive Creative Director: Chris Catchpole 
Planner: Indraneel Guha, Ngoc Nguyen 
Photographer: Frederik Wissink 
Illustrator: Hanh Pham 
Account Manager: Chau Tran, Marie Siegrist 
Account Supervisor: Laurence Dang


9. 5s



Category: Online services 
Client: Nhat Nguyen Trading 
Agency: Lowe Vietnam 
Executive Creative 
Director: Carlos Camacho 
Creative Director: Kumkum Fernando 
Copywriter: Carlos Camacho, Maryzyle Galinato, Binh Vu, Phuong Anh Tram 
Art Director: Kumkum Fernando, Uy Le, Nisal Attenayake 
Account Director: Anh Vo 
Photographer: Andy Lam 
Typographer: Uy Le, Tan Pan

10. Ivivu


Brand: iVIVU.com 
Media: Print 
Category: Professional services 
Agency: TBWA 
Advertising Agency: TBWA\Vietnam 
Executive Creative Director: Hugh Southall 
Art Directors: Justin Cao, Huong Ngo, Thanh Tam Thai 
Copywriters: Trang Ngo, Justin Cao

Nguồn: GRB.vn

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Twitter giữ chân người dùng bằng cách tự loại bỏ quảng cáo

Twitter đang bắt đầu dần loại bỏ hiển thị quảng cáo đối với một số người dùng tích cực của mình.

Các mạng xã hội như Twitter hay Facebook cho phép người dùng sử dụng miễn phí và tạo ra lợi nhuận cho mình bằng cách bán quảng cáo. Tuy nhiên động thái mới đây của Twitter có thể được xem là khá bất ngờ, khi chấp nhận việc loại bỏ hiển thị quảng cáo để giữ chân người dùng.

Tuy nhiên không phải áp dụng đối với tất cả người dùng của mạng xã hội này. Trong vài tháng trở lại đây, Twitter đang có động thái giảm tần suất hiển thị của các quảng cáo đối với những người dùng lâu dài và có thời gian sử dụng nhiều nhất. Sắp tới, nhóm những người này sẽ được loại bỏ hoàn toàn các quảng cáo hiển thị bên trong mạng xã hội Twitter.

              Không còn quảng cáo, đồng nghĩa với việc không còn doanh thu.

Nhóm những người sử dụng này cũng có thể coi là các thành viên VIP của Twitter, những người đã gắn bó lâu dài và trung thành với mạng xã hội này. Việc loại bỏ quảng cáo đối với những người dùng VIP có thể là hành động tri ân, khuyến khích họ tiếp tục sử dụng tuy nhiên cũng là một hành động khá khó hiểu đối với Twitter trong thời điểm hiện tại.

Ai cũng biết, Twitter đang gặp rất nhiều khó khăn và họ đang phải cố gắng để thu hút thêm nhiều người dùng mới. Tuy nhiên, CEO Jack Dorsey lại đưa ra một quyết định khá mạo hiểm. Thay vì ra mắt thêm nhiều tính năng mới hấp dẫn, thì vị CEO này lại tự cắt đi lợi nhuận của mình từ quảng cáo.

Trong năm 2015, tổng doanh thu của Twitter đạt 2,2 tỷ USD và gần như toàn bộ trong số đó đến từ quảng cáo. Do đó có thể thấy tầm quan trọng của việc bán các quảng cáo trên mạng xã hội này trong việc kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên theo nhận định của một số chuyên gia, việc cắt giảm nguồn thu quảng cáo từ một lượng nhỏ người dùng cũng sẽ không làm tình trạng của Twitter có thể trở nên tồi tệ hơn, vì tình hình kinh doanh hiện tại của nó đã quá đen tối rồi.

Trong năm 2015, tổng doanh thu của Twitter đạt 2,2 tỷ USD và gần như toàn bộ trong số đó đến từ quảng cáo.

Đây cũng có thể là chiến lược hy sinh lợi nhuận để có thể mở rộng thị phần của mình, giống như Uber đã từng làm. Startup có giá trị 65 tỷ USD chấp nhận lỗ kỷ lục trong 3 quý trở lại đây, để có thể mở rộng thị phần của mình và có thêm nhiều người sử dụng dịch vụ. Sau khi đã có thị phần ổn định thì việc kiếm lợi nhuận sẽ không còn khó khăn nữa.

Tuy nhiên hoàn cảnh của Twitter hiện nay khác rất nhiều so với Uber, trong khi Uber đang thống trị thị trường thì Twitter lại đang hoàn toàn lép vế trước Facebook. Và sẽ thật khó đối với Twitter để có thể cạnh tranh được với Facebook, nếu chỉ bằng cách loại bỏ hiển thị quảng cáo đối với một số người dùng VIP.

Điều đó hoàn toàn không hấp dẫn được những người sử dụng mới, hay có thể thuyết phục những người dùng Facebook để chuyển qua Twitter.

Theo: TVD / Recode
Nguồn: Trí thức trẻTVD

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Marketing thương mại điện tử: Kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học

Trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), Marketing được xem là bộ mặt và cũng là chìa khóa quyết định thành công của mô hình kinh doanh trực tuyến. Marketing TMĐT là một công việc đặc thù, đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ năng marketing truyền thống và marketing online cũng như có sự liên kết bài bản giữa yếu tố nghệ thuật và khoa học.

Với riêng anh Lê Xuân Long - GĐ Marketing Lazada, thì công việc này là một thử thách thú vị, là môi trường để những người trẻ thỏa sức sáng tạo. Cuộc trò chuyện với anh phần nào giúp chúng ta hiểu thêm về marketing TMĐT cũng như bí quyết để làm marketing thành công của Lazada - “gã khổng lồ” đang nắm 36,1% thị phần TMĐT tại Việt Nam.

* Đảm nhiệm vị trí giám đốc Marketing tại Lazada khi tuổi đời còn khá trẻ (28 tuổi - PV), anh có thấy quá áp lực?

Sau khi du học trở về (Oxford – Anh - PV), tôi khởi nghiệp tại Ernst & Young, sau đó đến McKinsey làm việc hơn 3 năm trước khi đầu quân cho Lazada. Thời điểm đến với Lazada, tôi không có kiến thức chuyên môn về marketing, lại quản lý một phòng marketing gồm 18 bạn trẻ tài năng (hiện giờ là 36) nhưng cũng nhờ kinh nghiệm làm việc trước đó và khả năng thích ứng nhanh mà tôi có thể vừa học, vừa làm, vừa bổ sung kỹ năng. Hơn nữa, tôi học chuyên về Quản trị kinh doanh, đặc biệt yêu thích mảng chiến lược kinh doanh và Lazada là môi trường phù hợp để tôi phát triển. Công việc này cho tôi nhiều cơ hội hơn là áp lực.

                      Anh Lê Xuân Long trong một buổi hội thảo

* Được biết, không nhiều người có thể thích nghi với guồng quay công việc “chóng mặt” tại Lazada, đặc biệt tại bộ phận Marketing. Anh làm thế nào để chỉ sau 1 năm rưỡi làm việc đã thăng tiến nhanh như vậy?

Một ngày làm việc của tôi bắt đầu từ 6 giờ sáng, xem qua mail, phân bổ ưu tiên và lên kế hoạch làm việc cho một ngày, 8h đến công ty làm việc, đến tầm 9-10h tối thì ra về. Ở Lazada, việc tầm 10 giờ tối, thậm chí đến 11 – 12 giờ mà văn phòng vẫn đông như giờ hành chính không phải là chuyện lạ. Tôi nghĩ, với người trẻ, không quan trọng là được trả lương bao nhiêu, chỉ cần vì tinh thần muốn cống hiến và mang lại kết quả công việc tốt nhất thì mình sẵn lòng làm thêm giờ, nhận thêm trách nhiệm. Thậm chí, ngày nào càng nhận nhiều mail, càng nhiều việc thì tôi càng cảm thấy hứng thú. Hơn nữa, làm marketing thì mỗi ngày là một cái mới, mỗi ngày là một sự thay đổi, đòi hỏi mình phải luôn tiến lên phía trước. Tôi cứ làm việc hết mình như vậy chứ cũng không có bí quyết nào cả (cười).

* Theo anh, đặc thù của marketing trong TMĐT là gì?

Marketing vốn là một công việc đòi hỏi nhiều tính sang tạo, những ý tưởng, cách tiếp cận mới lạ. Đối với tôi điều này giống như là nghệ thuật. Tuy nhiên Marketing của TMĐT còn có một góc khác nổi trội hơn, đó là performance marketing, là một công việc dựa vào rất nhiều số liệu để đảm bảo một đồng mình bỏ ra thì sẽ thu lại được những gì. Với tôi đây là một góc độ rất hay và mới mẻ của Marketing. Tôi coi sự kết hợp giữa hai góc độ này như là sự kết hợp giữa Nghệ thuật và Khoa học.

* Anh có thể phân tích rõ hơn về Performance marketing. Đây có phải là yếu tố quyết định thành công cho chiến lược marketing của Lazada?

Marketing của TMĐT còn có một góc khác nổi trội hơn, đó là performance marketing, một công việc dựa vào rất nhiều số liệu để đảm bảo một đồng mình bỏ ra thì sẽ thu lại được những gì.

Thông thường với Marketing truyền thống thì các thương hiệu làm rất nhiều hoạt động quảng cáo và khó để có thể đánh giá chính xác quảng cáo nào của mình là hiệu quả nhất, xây dựng được thương hiệu tốt và mang lại doanh thu cao. Ở TMĐT, một khái niệm mới rất mạnh đang được áp dụng là Performance marketing. Ví dụ như, khi chạy một mẩu quảng cáo của sản phẩm trên internet, chúng ta có thể kiểm soát được có bao nhiêu người nhìn thấy nó, nhấp vào mẫu quảng cáo đó, rồi từ quảng cáo đó mà tiến tới mua hàng. Từ đó, thống kê được bao nhiêu người mua để đảm bảo thu về các số liệu trên từng kênh tương ứng với mức KPI đề ra trước đó. Performance Marketing cho phép marketer sử dụng rất nhiều dữ liệu để phân tích, phân bổ chi phí hợp lý, tối ưu hóa kết quả kinh doanh. Trong tương lai, khái niệm này ở mức cao hơn có thể giúp người làm marketing tiếp cận đúng khách hàng, đúng thời điểm, qua đúng kênh và với đúng sản phẩm cần thiết. Điều này sẽ nâng hiệu quả của Marketing lên một tầm cao mới.

* Áp lực thay đổi mỗi ngày ảnh hưởng như thế nào đến việc làm marketing trong TMĐT?

Tại Lazada, cường độ làm việc tại các bộ phận đều cao, riêng tại bộ phận marketing càng cao hơn nữa. Môi trường marketing TMĐT sẽ không cho bạn cơ hội trì trệ hay “cũ kỹ”. Áp lực thay đổi đã thúc đẩy chúng tôi luôn sáng tạo, luôn nghĩ ra cái mới, luôn năng động và nhanh nhạy để hướng đến những khách hàng mới, những nhóm đối tượng người dùng internet ngày càng mở rộng tại Việt Nam.

* Có ý kiến cho rằng thành công hiện tại là do Lazada chịu khó đầu tư tiền cho Marketing. Có phải tài chính là yếu tố thúc đẩy khả năng vận hành dễ dàng của bộ máy Marketing?

Tài chính là một trong nhiều yếu tố quan trọng tác động tới sự thành công của TMĐT. Có thể nhìn thấy, trước khi Lazada chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam, TMĐT cũng đã hiện diện hơn chục năm tại đây. Lúc đó, các tên tuổi nội địa gần như hoàn toàn làm chủ thị trường và đó cũng là những công ty có tiềm lực tài chính mạnh nhưng tại sao Lazada lại thắng thế? Điều này hẳn phải nằm ở chiến lược, định hướng, mục tiêu kinh doanh và cách thức vận hành hiệu quả công cụ Marketing của Lazada chứ không đơn thuần là chỉ chi tiền.

* Xin cám ơn anh và chúc anh ngày càng thành công trong công việc!

Nguồn: T&A Ogilvy

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
                wwpano.vn

Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Marketing - Design: Bước vào thế giới của nhau

Nổi lên như một hiện tượng trong giới Marketing và Design tuần qua là GAM7 - cái tên tuy còn non trẻ nhưng xứng đáng nhận được tràng pháo tay khích lệ với ấn phẩm in GAM7 Book No.01 chủ đề Xu Hướng - cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam kết hợp hài hòa hai lĩnh vực Marketing và Design, chính thức hết hàng chỉ sau 48h ra mắt.

                                  GAM7 – Tạp chí chuyên ngành Marketing – Design.

Được biết đến với sứ mệnh kết nối hai thế giới tưởng chừng như khác biệt lại có những điểm giao thoa đáng ngạc nhiên, tạp chí chuyên ngành Marketing và Design - GAM7 đã được RIO Creative lên ý tưởng và triển khai thực hiện. Xuất bản online ngày 20 hàng tháng với 7 số đã ra mắt, 15000 lượt downloads mỗi số và các phản hồi tích cực từ phía độc giả là động lực lớn lao tiếp sức cho ban biên tập thực hiện ấn phẩm in GAM7 Book - cuốn sách đầu tiên nằm trong chuỗi sách chuyên ngành GAM7 dự kiến xuất bản trên lộ trình thực hiện sứ mệnh kết nối.

Khi tất cả thay đổi copywriter đừng thay đổi” - Một bài viết trong GAM7 Book No.01 “Trending”

Xuất bản dưới hình thức trải nghiệm sách in, GAM7 Book No1 “Trending” là tập hợp các bài viết xu hướng, những chia sẻ tâm sự hay lời khuyên đến từ các tác giả là những chuyên gia uy tín trong ngành Marketing - Design. Với các kiến thức chuyên ngành được chia đều theo các chủ đề khác nhau như Marketing - Design, Branding, Communications, Digital Marketing và phần Bonus, GAM7 Book hứa hẹn sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy cùng bạn đọc. Hơn thế nữa, trải nghiệm vượt khỏi khung hình qua công nghệ tương tác thực tế ảo AR cùng thiết kế dàn trang đẹp mắt trên chất liệu giấy thân thiện cũng là điểm cộng không thể bỏ qua. Đúng như cái tên vốn có của nó - “Xu hướng”, hai sắc thái Rose Quartz và Serenity xuất hiện trên trang bìa cuốn tạp chí chính là màu sắc của năm 2016 do PANTONE - Hiệp hội màu sắc thế giới lựa chọn.

                 Cuốn sách đầu tiên nằm trong chuỗi sách chuyên ngành GAM7.

                                      Phong cách thiết kế đầy cảm hứng

Xa hơn một cuốn sách, GAM7 Book thể hiện đầy đủ những màu sắc riêng, độc đáo và cá tính của cộng đồng marketer và designer trẻ tại Việt Nam. Quả thật, biết đặt mình vào vị thế của khách hàng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào! Được biết đến nhiều hơn trên cương vị một Agency chuyên nghiệp về sáng tạo và chăm sóc hình ảnh thương hiệu cùng với chất riêng trong phong cách thiết kế ấn tượng, RIO Creative đang ngày càng đưa cá tính thương hiệu của mình lan tỏa mạnh mẽ hơn. Toàn bộ ấn bản đã được bán hết chỉ sau 48 giờ ra mắt là minh chứng rõ nét cho những bước tiến mà GAM7 nói chung và RIO Creative nói riêng đã nỗ lực thưc hiện trong suốt thời gian qua. Sự thành công của ấn phẩm in số đầu tiên cũng như những phản hồi tích cực từ phía độc giả là động lực lớn nhưng cũng tạo nhiều áp lực đối với ban biên tập trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng cho những dự án mới.

                       Cá tính thương hiệu của RIO Creative luôn được thể hiện rõ nét.

Trải nghiệm cùng GAM7 Book No.1 - Trending, tôi đã tự hỏi rằng liệu đây có thể trở thành một xu hướng mới, cách giải quyết mới cho nhu cầu đa dạng hóa loại hình nội dung của các thương thiệu trong thời gian tới? Cùng đón chờ thời điểm ra mắt số tiếp theo của GAM7 Book để có câu trả lời nhé!

Nguồn: GAM7

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
               wwpano.vn

Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Các xu thế xây dựng thương hiệu không thể bỏ qua cho năm 2016

Những xu hướng thực sự có ảnh hưởng đến khả năng thành công của các doanh nghiệp trong tương lai nói chung. Bài viết là nhận định của ông Nguyễn Đức Sơn, Giám đốc điều hành Richard Moore Associates.

Các xu thế xây dựng thương hiệu cho năm 2016 dưới đây của tôi dựa vào các căn cứ sau:
  • Quan sát những câu chuyện thành bại điển hình của các thương hiệu thế giới cũng như thương hiệu Việt Nam trong năm 2015.
  • Trải nghiệm thực tế của Richard Moore Associates (RMA) với các dự án tư vấn cho thương hiệu Việt Nam
Các kết luận này là quan điểm cá nhân của tôi. Không đại diện cho tổ chức hay trường phái nào.

Tôi không đặt ra phải có đủ số lượng xu hướng cụ thể là bao nhiêu. Tôi chỉ chia sẻ những xu hướng tôi cho là thực sự có ảnh hưởng đến khả năng thành công của các doanh nghiệp trong tương lai nói chung.


Đề cao authenticity (giá trị thật)

Tôi có người bạn luôn đề cao tinh thần Việt trong máu. Hồi ra mắt chiếc điện thoại smartphone của một thương hiệu nội với giá chát, quảng cáo nổ. Mặc kệ. Anh vẫn mua với tinh thần người Việt Nam yêu hàng Việt Nam. Sau khi mua một tháng anh không nói gì ngoài một câu: từ nay tôi xin cạch.

Sản phẩm có trước, thương hiệu có sau. Sản phẩm tốt là điều kiện tiên quyết đầu tiên cho bất cứ hoạt động xây dựng thương hiệu nào. Năm 2016 và các năm sau này, điều này sẽ luôn luôn đúng. Tôi chưa bao giờ thay đổi quan điểm này.

Sức mạnh của thiết kế

"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Quan niệm này đang bị thử thách trong bối cảnh cạnh tranh dữ dội ngày nay.

Bạn vào siêu thị bạn hoa mắt với đủ loại nhãn hàng trên kệ. Ngoại trừ tên tuổi một vài thương hiệu lớn, hành vi mua hàng nhiều khi bị chi phối bởi một bao bì thiết kế đẹp, một hình ảnh bắt mắt hay một cách thức đóng gói lạ mắt.

Giám đốc thiết kế của PepsiCo, Mauro Porcini, nhận định trong một buổi phỏng vấn với Tạp chí HBR, "Thiết kế không chỉ thể hiện ở tính thẩm mỹ và hiện vật gắn kết với sản phẩm; nó còn phải có chức năng chiến lược định hướng vào nhu cầu, mong muốn và mơ ước của khách hàng, từ đó tạo ra những trải nghiệm có ý nghĩa và phù hợp với khách hàng xuyên xuốt toàn hệ thống nhận dạng thương hiệu".

Cao cấp hoá qua nhận diện thương hiệu

Thương hiệu trên phân khúc bình dân ngày càng có nhu cầu làm mới, theo hướng đẹp hơn, cao cấp hơn trong mắt khách hàng.

Năm 2015 rất nhiều thương hiệu tại Việt Nam thể hiện điều này. Đó là bia Dung Quất, rượu Vodka Men hay giống cây trồng Thái Bình. Ngoài ra đó là bia 333 của bia Sài Gòn hay hai thương hiệu ô tô Kia và Mazda đã có bề ngoài hấp dẫn sang trọng hơn bản thân họ trước đây khá nhiều.

Nhân viên chính là các đại sứ thương hiệu rất có tiếng nói

Nguyên nhân chính của xu thế này chính là vai trò quá lớn của mạng xã hội.

Ở Việt Nam gần như cứ 3 người thì có một người có tài khoản Facebook. Những chia sẻ tiêu cực hay tích cực (thường rất thật) của nhân viên về công ty của họ được xem như một thông điệp quảng cáo rất đáng tin trong con mắt của những khách hàng tiềm năng và các nhà đầu tư.

Ngày 15/8/2015 sau khi một phóng viên của tờ New York Times đăng tải câu chuyện gây sốc về môi trường làm việc vô cùng khắc nghiệt tại Amazon, một nhân viên của Amazon tên là Nick Ciubotariu đã đăng bài viết phản đối. Bài viết trên đã thu hút hơn 1,1 triệu lượt xem trên LinkedIn, được chia sẻ sang cả Medium, và được lan toả trên các trang mạng xã hội khác ngay khi bài báo xuất hiện.Tất nhiên bài viết đã có sức mạnh lan tỏa hơn cả lời phản pháo của chính CEO Amazon, người đã rất khôn ngoan đăng trích dẫn lại nguyên văn bài viết của nhân viên mình cùng một số giải thích từ chính ông.

Hãy quan tâm hơn nữa đến Employer Branding, đó sẽ là một xu hướng xây dựng thương hiệu đáng giá dành cho các ông chủ đấy.
Vai trò của thương hiệu cá nhân

Một loạt các thương hiệu trong lĩnh vụ dịch vụ tư vấn, đào tạo và kinh doanh các mặt hàng liên quan đến tiêu dùng cá nhân nổi lên rất nhanh nhờ hình ảnh thương hiệu cá nhân của người đứng đầu.

Thương hiệu cá nhân từ trước đến nay luôn là nhân tố quan trọng xây dựng thương hiệu công ty. Nhưng với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội (lại một lần nữa là mạng xã hội), uy tín chuyên môn của cá nhân chưa bao giờ quan trọng như lúc này. Chắc chắn năm 2016 không tránh khỏi xu thế này.


Nội dung vẫn là vua nhưng vấn đề là nội dung gì

Nội dung hay luôn là mãnh lực quan trọng trong thế giới ngày càng bị đồng hoá hiện nay. Bất cứ loại hình nội dung nào (video, bài viết, infograohic hay thậm chí một status trên Facebook) đều cần phải đáp ứng được cả hai tiêu chí: thú vị và có liên quan gì đó đến thương hiệu.

Năm 2015 xu thế video content nổi lên khá rõ. Tuy nhiên bao nhiêu trong số đó được chia sẻ nhiều vì vừa hay vừa chuyển tải được thông điệp mang tính chiến lược của thương hiệu? Đây cũng là cơ hội cho những agency sản xuất nội dung đầu tư sâu hơn về nội dung để tách top các đối thủ cạnh tranh.

Vua có nhiều loại vua. Hãy là một ông vua dí dỏm thông minh và hiểu bạn. Hy vọng năm 2016 sẽ xuất hiện nhiều ông vua như thế.

Hãy kết nối với khách hàng bằng cảm xúc

Emotional branding (xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc) tiếp tục là lựa chọn đáng giá cho một thế giới ngày càng ít cảm xúc, cho một thế giới thương hiệu đầy rẫy những chú cừu thương hiệu Doly.

Tôi không cho rằng thương hiệu nào cũng có thể chiếm lĩnh trái tim khách hàng bằng cảm xúc. Rất ít thương hiệu làm được điều này. Vì phần lớn các ông chủ xem thương hiệu của mình là công cụ kiếm tiền (rất chính đáng) thay vì là phương tiện hiện thực hoá đam mê cá nhân của họ. Có nhiều con đường đến một thương hiệu trở thành một lovemark (thương hiệu cảm xúc). Các con đường này đều có một đặc điểm chung: từ trái tim đến trái tim, không phải từ logic đến trái tim.

Nguồn: Trí thức trẻ

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
                wwpano.vn

Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Áp dụng quy luật 80-20 trong chiến lược Content Marketing

Khi bạn bắt đầu tạo ra nội dung, bạn mất bao nhiêu thời gian để tạo ra nó và mất bao nhiêu thời gian để quảng bá nó? 60% tạo và 40% quảng cáo? 40% tạo và 60% quảng cáo? Hay là chia đều 50/50?

Một số người dường như tin rằng nếu họ tạo ra nội dung, độc giả sẽ đến đổ xô vào trang web của họ, chia sẻ nội dung của họ, có thể mua một cái gì đó và cho rằng nội dung đó đã là một thành công.

Thật không may, điều này không đúng với thực tế đang diễn ra. Nội dung (content) mà không có tiếp thị (marketing) thì không phải là tiếp thị nội dung (content marketing) – nó chỉ là nội dung (content). Và trừ khi bạn đã có một lượng khán giả rất lớn, tận tâm, và năng động, sáng tạo nội dung mà không cần tiếp thị là rất, rất khó có thể giúp bạn có được kết quả mong muốn.

Quy luật 80/20 nói rằng: “Hãy dành 20% thời gian để tạo ra nội dung, rồi dành 80% để quảng bá nó”.

Nói đơn giản, nếu bạn đang dành 20 giờ một tuần để tạo ra nội dung và quảng bá, bạn nên dành 4 giờ tạo ra nội dung, và 16 giờ quảng cáo nó.


Có một câu hỏi đặt ra rằng: “Tôi đang cần tạo ra rất nhiều nội dung, tôi cần phải xây dựng nhiều hơn 1 nhóm độc giả thì sao?”

Áp dụng quy luật 80/20 vào chiến lược

Chắc chắn rằng không phải tất cả nội dung được sản xuất đều cùng một mục đích hoặc mục tiêu trong tâm trí.

  • Một số nội dung được tạo để nhắm mục tiêu đến chủ đề cụ thể hoặc từ khóa, xếp hạng website trong các kết quả tìm kiếm, và thúc đẩy lưu lượng truy cập đến một trang web. Nói cách khác: chủ yếu cho lợi ích SEO.
  • Một số nội dung được tạo ra để thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.
  • Một số nội dung được tạo ra với mục tiêu tăng cường lượng visit, chia sẻ và liên kết.
  • Một số nội dung được tạo để đạt được một sự kết hợp của các mục tiêu trên.
Nếu bạn như tôi và nhiều người khác, bạn có cách tiếp cận đa dạng và đa hướng cho chiến lược nội dung, có thể bạn sẽ không muốn cắt giảm số lượng nội dung tạo ra, bạn nên làm như sau:

Ap dụng quy tắc 80/20 chỉ cho những nội dung có tiềm năng lan truyền – các nội dung mà bạn tạo ra có mục tiêu thúc đẩy đối tượng khán giả chưa được khai thác để họ chia sẻ nó, bình luận về nó, đánh giá cao nó, và liên kết với nó. Quảng bá các nội dung còn lại, nhưng không quá gấp 5 lần thời gian tạo ra nó.

Thúc đẩy nội dung hiện hữu của bạn

Một yếu tố quan trọng của quy luật 80/20 là bạn không cần phải tiếp tục tung ra nội dung mới nhiều. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn đã chuẩn bị nội dung rất tốt trước đây, thì đây có thể là cơ hội cho bạn để quảng bá nó một lần nữa.


Ví dụ bạn tạo ra 1 bài viết, có 5.000 người đọc nó. Bạn nên tiếp tục tìm cách quảng bá đến 5.000 người mới hơn là việc tạo ra 1 nội dung mới cho 5.000 người cũ kia.

Hubspot thực hiện một phân tích về nội dung blog của họ và thấy rằng (76%) của lượt xem hàng tháng blog của họ đến từ nội dung cũ.

Tại sao chúng ta thường quá tập trung vào việc tạo ra nội dung mới, khi có quá nhiều người trong chúng ta, về cơ bản, ngồi trên một mỏ vàng của nội dung hiện tại?

Tôi biết câu hỏi trong đầu bạn đang định nói với tôi là “Nội dung cũ đã bị lỗi thời thì sao?”

Câu hỏi đó có phải là bạn đang muốn xóa bỏ nội dung đó ra, hay đưa nó đi đâu đó?. Tất nhiên là đừng làm vậy. Hãy xem lại và cập nhật nó, nếu bạn đã xem bài viết 10 chiến lược làm content marketing với ngân sách nhỏ, bạn sẽ hiểu về lợi ích của nó chính là tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Thậm chí nếu nội dung của bạn quá cũ, hầu như phải sửa đổi 100% bạn cũng nên thêm một liên kết, một button để kêu gọi hành động hoặc dẫn dắt độc giả đến nội dung update sau đó. Thay vì xóa chúng đi, điều đó không có lợi về mặt SEO trang web đâu.

Nhưng nói đi cũng nên nói lại, việc xem xét nội dung cũ không nên áp dụng trên toàn bộ chiến lược nội dung của bạn.

Trang web, blog, fanpage của bạn cũng phải được cập nhật theo xu hướng. Bạn nên cân bằng việc gặt hái những ảnh hưởng từ nội dung cũ và phân bổ tài nguyên để tạo nội dung mới.


Tổng kết

Quy tắc 80/20 không phải là đề cập về kế hoạch nội dung có sẵn của bạn rồi tăng thời gian quảng bá nội dung gấp 5 lần.

Quy tắc 80/20 nghĩa là cắt giảm số lượng thời gian bạn dành vào việc tạo ra nội dung, đầu tư nhiều hơn vào việc sản xuất nội dung chất lượng hơn, và sau đó đầu tư thời gian công sức vào việc thúc đẩy nội dung đó.

Đây là nguyên tắc phù hợp cho những đối tượng mới tham gia content marketing, những thương hiệu và blogger chưa có cộng đồng fan hùng mạnh.

Thay vì cắt giảm nội dung sáng tạo của bạn, bạn chỉ cần áp dụng các quy tắc 80/20 vào chiến lược. Điều đó có nghĩa là gì? Thay vì áp dụng nó vào mọi nội dung, bạn áp dụng nó để nội dung thực sự tuyệt vời mà bạn tin rằng có tiềm năng để đi “virus”.

Hãy cho tôi biết suy nghĩ của bạn vào bình luận bên dưới nhé, xin cảm ơn.

Theo: Kiều Thắng
Nguồn: Content Anpha

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Email: info@quangcao-ngoaitroi.com
Website: www.quangcao-ngoaitroi.com
               www.taximedia.com.vn
                wwpano.vn

Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”