Marketing bằng tư duy lãnh đạo

Chuyện marketing đồng nghĩa với việc đặt vài bảng quảng cáo rồi thuê copywriter để viết những lời "có cánh" cho thương hiệu đã trôi vào dĩ vãng. Trong thời đại công nghệ thông tin, người tiêu dùng có xu hướng hoài nghi nhiều hơn với các thông điệp tự quảng cáo của doanh nghiệp, và do vậy quảng cáo truyền thông không còn tác dụng nữa. 


Đó là lý do vì sao nhiều doanh nhân bắt đầu hứng thú với chiến lược marketing thông qua việc xây dựng vị thế "lãnh đạo về tư duy" (thought marketing). Đây không chỉ đơn giản là một xu hướng marketing mà còn là triết lý về lý do tồn tại của doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất trong chiến lược này là doanh nhân có thể cung cấp cho khách hàng những giá trị của công ty mà không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự "tự khoe khoang".

Danielle Sabrina, chuyên gia trong lĩnh vực marketing bằng tư duy lãnh đạo đã chia sẻ với tờ Entrepreneur về 5 điều các doanh nhân nên và không nên làm nếu muốn áp dụng chiến lược này vào kế hoạch marketing của công ty. Đó là:

1. Hãy thể hiện, đừng nói

Điều quan trọng nhất của tư duy lãnh đạo là chứng minh được chuyên môn của bạn. Những danh hiệu, giải thưởng bạn đạt được có thể sẽ tạo vài ấn tượng cho khách hàng, song điều quan trọng hơn là phải cho thấy bạn đã đạt được những danh hiệu đó như thế nào.

Ví dụ, nếu là chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo trên Facebook, đừng chỉ nói về việc bạn hiểu cách quảng cáo trên Facebook như thế nào, hãy viết những bài phân tích sâu những vấn đề cụ thể đang hiển hiện trong thế giới quảng cáo Facebook.

Điều này không chỉ làm cho người đọc hứng thú với những gì họ nhận được từ bài viết của bạn, mà còn khiến họ tin bạn đúng là chuyên gia thông qua những kiến thức chuyên ngành rất cụ thể và hữu ích mà bạn chia sẻ.

2. Cung cấp, đừng quảng bá

Bất kể bạn tiêu tốn bao nhiêu vào các chiến dịch quảng cáo thì cũng đừng bao giờ đánh giá thấp năng lực tiếp nhận của khách hàng đại chúng. Vì họ có thể nhận diện được các thủ thuật quảng cáo vô cùng nhanh nhạy. Đây là lý do vì sao bạn nên tập trung vào việc trở thành một nguồn thông tin có giá trị và đáng tin cậy cho những khách hàng tiềm năng.

Email, kênh mạng xã hội hay trang blog của bạn nên có những kiến thức cụ thể, hữu ích, dễ áp dụng cho bất cứ ai hứng thú đến lĩnh vực bạn đang hoạt động. Điều này sẽ khuyến khích khách hàng quay trở lại trang của bạn, tìm kiếm các thông tin bạn cung cấp và đăng ký để được vào danh sách nhận tin qua email từ bạn.

3. Đi sâu, đừng đi rộng

Phân tích sâu là chìa khóa cốt lõi cho chiến lược marketing này. Trở thành một lãnh đạo về tư tưởng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải am hiểu hết mọi khía cạnh trong lĩnh vực bạn đang hoạt động. Điều cần làm là chọn một ngách rõ nét trong lĩnh vực kinh doanh mà bạn am hiểu và có nhiều kinh nghiệm nhất, sau đó tập trung khai thác, phát triển mạnh kiến thức của bản thân về mảng này.

Một bài viết chi tiết, nhiều thông tin, phân tích sâu về một khía cạnh cụ thể của quảng cáo trên Facebook sẽ có giá trị gấp 10 lần một bài viết chung chung chia sẻ về lĩnh vực quảng cáo trực tuyến.

Thay vì tập trung vào sản xuất hàng loạt các bài viết "nông" để duy trì dòng thông tin liên tục với khách hàng, hãy chuyển hướng sang việc cung cấp những bài viết sâu sắc về một vấn đề cụ thể nào đó trên thị trường. Các bài viết sâu sẽ làm tăng lượt thăm trang của bạn và tạo ra sự khác biệt lớn cho nội dung marketing của bạn so với các thông tin nhạt nhòa đồng dạng khác trên thị trường.

4. Phân tích, đừng phỏng đoán

Bạn có thể nghĩ rằng bạn biết người đọc cần thông tin gì, tuy nhiên thực tế sẽ làm bạn hoàn toàn bất ngờ. Thông thường, khi bắt đầu viết bạn sẽ có xu hướng bỏ rơi những gì khách hàng cần và dần chuyển sang viết như đang chia sẻ với các chuyên gia trong ngành. Vì vậy, cần tập trung vào khách hàng của bạn.

Đừng phỏng đoán họ đang nghĩ gì mà hãy ghi chú những gì họ đang bàn tán trên mạng xã hội, những câu hỏi họ đặt ra cho công ty của bạn, phỏng vấn trực tiếp để biết họ đang muốn những thông tin như thế nào. Bên cạnh có thêm ý tưởng cho các bài viết tiếp theo trên trang mạng xã hội của doanh nghiệp, hành động này cũng chứng minh được rằng bạn rất trân trọng và quan tâm đến ý kiến của khách hàng.

5. Tạo ra đối thoại, đừng độc thoại

Thực tế, bạn không phải là người duy nhất hoạt động trong lĩnh vực này. Vì vậy, bạn có thể chủ động kết nối các chuyên gia cùng lĩnh vực hoạt động. Đừng e dè việc chia sẻ quan điểm của họ nếu đó là những ý kiến có ích cho khách hàng của bạn. Cởi mở trong kết nối có thể mở ra cơ hội để bạn thu hút thêm nhiều khách hàng và đối tác tiềm năng. Điều này còn là minh chứng cho thấy bạn luôn cập nhật kịp thời xu hướng thông tin trong lĩnh vực chuyên môn.

"Marketing tư duy lãnh đạo không phải chỉ là bán sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đó còn là nói cho thế giới biết công ty của bạn là uy tín nhất trong thị trường kinh doanh. Đây là chiến lược về việc chia sẻ giá trị chung và trở thành nguồn tin uy tín cho khách hàng", Sabrina chia sẻ.

Khi mọi việc hoàn thành, chiến lược marketing này sẽ đưa bạn trở thành chuyên gia uy tín thực thụ với những khách hàng đặt trọn niềm tin vào bạn. Và sau cùng, niềm tin đi cùng tài chính. Chứng minh kỹ năng thôi chưa đủ, vì hiện tại khách hàng cần nhiều hơn nữa, và chia sẻ tầm nhìn lãnh đạo chính là một điều tốt bạn có thể mang đến cho khách hàng của mình.

Theo DNSG

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
             Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

   Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

10 cách để bán hàng hiệu quả

Shankar G - nhà đồng sáng lập, CEO Công ty GetSpini chuyên đào tạo kỹ năng bán hàng cho biết, khó khăn lớn nhất đối với những "tân binh" trong lĩnh vực bán hàng là tìm kiếm, kết nối với những khách hàng tiềm năng. 

Không có bí quyết chung nào giúp nhân viên bán hàng sớm gặt hái thành công ngoài nỗ lực làm việc và tích lũy kinh nghiệm. Đối với Shankar, mỗi hợp đồng bị đối thủ giành mất hay thuyết phục những khách hàng khó tính là những trải nghiệm quý giá giúp ông hiểu thêm về công việc này.

Dưới đây là 10 cách Shankar rút ra được để trở thành nhà bán hàng tốt hơn:

1. Tìm hiểu sơ lược về khách hàng

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Bằng những dữ liệu có sẵn trên LinkedIn, Facebook, Twitter,..., hãy thu thập càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt. Việc này sẽ giúp bạn hiểu hơn về họ, từ đó có chiến lược bán hàng hàng hiệu quả hơn.

"Thông tin luôn là tài sản đáng giá trong lĩnh vực bán hàng", ông cho biết.

2. Tập trung vào nguyên lý 80/20

Nguyên lý 80/20 khẳng định rằng việc tập trung vào 20% sản phẩm, hoặc khách hàng, hoặc nhân viên mới thật sự tạo ra 80% lợi nhuận.

"Đừng theo đuổi quá nhiều mục tiêu. Chọn lọc khách hàng và tập trung vào số đó sẽ giúp công ty nhanh chóng tạo ra sự thay đổi", Shankar khuyên.
Nguồn: Pixabay


3. Chú trọng mở rộng mối quan hệ

Trong thời gian làm việc tại Singapore, Shankar cho biết có một hợp đồng trị giá 30 triệu USD với Chính phủ Singapore và ông muốn giành được nó nhưng lại không có mối quan hệ với những người làm tại nơi này.

"Sau đó, một người quen của tôi là quản lý cấp cao của một công ty tổ chức sự kiện phát hiện ra nhân viên thư ký của cơ quan này đang tham gia một chương trình do công ty anh tổ chức", ông kể. Và Shankar đã nắm lấy cơ hội này, ông nhờ người bạn đó giới thiệu mình với cô thư ký trên. Điều đó đã giúp ông có cơ hội nắm 50% phần thắng so với các đối thủ khác.

4. Xây dựng lòng tin

Vì yêu cầu công việc, nhân viên bán hàng thường tập trung vào doanh số thay vì chú trọng hướng dẫn và thấu hiểu khách hàng. Đó là điều không nên, bởi bạn cần tỏ ra mình là một chuyên gia tư vấn thay vì là nhân viên bán hàng trước mặt họ.

Hãy đưa ra những lời khuyên đúng đắn với khách hàng cho dù điều đó có thể khiến họ không chọn mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ngay. Làm vậy, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng và lòng tin của khách hàng - những yếu tố giúp bạn có được lợi ích lâu dài cho công việc kinh doanh sau này.

5. Đừng bán hàng vì bị áp lực

Đừng bao giờ bán hàng trong lo lắng. Bạn phải để khách hàng cảm thấy thoải mái với quyết định mua sản phẩm.

"Trong lần gặp gỡ đầu tiên, bạn phải đảm bảo rằng mình là người biết lắng nghe và thấu hiểu khách hàng. Nỗi tuyệt vọng hiện trong ánh mắt bạn sẽ khiến khách hàng tránh xa bạn", Shankar cho biết.

6. Quan tâm khách hàng

Sau lần gặp đầu tiên, bạn nên thể hiện sự quan tâm đến khách hàng đó. "Điều này không có nghĩa là bạn liên tục gọi điện làm phiền hay chọc tức họ", Shakar cảnh báo. Bạn cần hiểu về những mối quan tâm của khách hàng và chia sẻ thông tin hữu ích để họ dễ dàng hơn trong việc ra quyết định.

7. Tỏ ra công bằng

Shankar khuyên, bạn nên phân tích cả mặt tích cực và tiêu cực của những sản phẩm cạnh tranh để khách hàng không có cảm giác bạn đang cố gắng bán hàng cho họ. Bạn cần để khách hàng biết rằng bạn chỉ đang giúp họ hiểu hơn về dòng sản phẩm họ đang quan tâm và bạn không thiên vị bên nào.

8. Am hiểu sản phẩm

Có những khách hàng hiểu về sản phẩm nhiều hơn bạn nghĩ. Là nhân viên bán hàng, bạn nên hiểu rõ về sản phẩm để luôn sẵn sàng trả lời các thắc mắc của khách hàng, cho dù những câu hỏi này có khó khăn hay ngớ ngẩn đến đâu. 

Đồng thời, nên thường xuyên cập nhật các tin tức liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Dành thời gian phân tích các nhận xét tiêu cực dành cho sản phẩm của công ty trên các phương tiện truyền thông xã hội để hiểu hơn về suy nghĩ của khách hàng.

9. Biết phân chia thời gian

Không phải khách hàng nào bước vào cửa hàng cũng quyết định mua sản phẩm. Dù vậy, vẫn có nhiều nhân viên bán hàng lãng phí thời gian thuyết phục những khách hàng không có ý định mua hay không đủ tiền mua.

Cố gắng phán đoán về khách hàng, sau đó ưu tiên người mà bạn cho là khách hàng tiềm năng và dành thời gian tư vấn cho họ.

10. Chơi với người có ảnh hưởng

Các công ty thường lớn thuê những nhân viên giàu kinh nghiệm, các quan chức cao cấp của chính phủ, các cựu CEO hoặc giám đốc là người nước ngoài để làm việc. Nguyên nhân bởi họ có nhiều mối quan hệ lớn và có tiếng nói trong lĩnh vực chuyên môn, chưa kể những ý kiến của họ có tính chuẩn xác cao.

"Các startup cần hợp tác với các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, khách hàng, thậm chí với những người có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các khách hàng tiềm năng", Sankhar khuyên.

Vân Thảo (Theo Tech In Asia)

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

 
        Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Starbucks thống trị cả Đông Nam Á ngoại trừ Việt Nam

Việt Nam là đất nước duy nhất trong khu vực mà Starbucks không phải là chuỗi cửa hàng được ghé thăm nhiều nhất.

Không lâu sau khi Starbucks đặt dấu chân đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh, Việt Nam vào năm 2013, một chuỗi cà phê trong nước mang tên Phúc Long đã xuất hiện, đối đầu trực tiếp với "gã khổng lồ" Mỹ.

Nếu như một cửa hàng của Starbucks được đặt trên đường Lý Tự Trọng, quận 1, TP Hồ Chí Minh thì cửa hàng của Phúc Long được mở cách đó không xa. Logo của Phúc Long có màu xanh và trắng gần giống với Starbucks, thiết kế nội thất của cửa hàng này khá hiện đại và có mức giá bán hấp dẫn hơn so với một cốc cappuccino của Startbucks.

Kể từ sau đó, chuỗi cửa hàng Việt Nam này đã nỗ lực tìm cách thu hút những khách hàng tiềm năng của Starbucks, mở thêm cửa hàng trong những toà nhà văn phòng và trung tâm thương mại lớn trên khắp thành phố.


Mặc dù vậy phía Starbucks có vẻ không lo lắng. “Dù tại Việt Nam lĩnh vực thức ăn và đồ uống đang ngày một trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết thì Starbucks vẫn có tổng cộng 20 cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đang hoạt động tốt”, theo ông Alain Cany - chủ tịch công ty sở hữu chuỗi nhượng quyền Starbucks Jardine Matheson có trụ sở tại Hong Kong. “Chúng tôi có dự định mở rộng lên con số 30 cửa hàng trên khắp cả nước tính đến cuối năm”.

Điều đáng nói là bất chấp sự cạnh tranh gay gắt từ chuỗi các cửa hàng nội địa, Starbucks vẫn được xem là thương hiệu cao cấp với những người thuộc tầng lớp thượng lưu tại Việt Nam.

Được đánh giá là một trong những thị trường cà phê đa dạng nhất tại khu vực châu Á, việc xuất hiện thêm nhiều chuỗi cửa hàng hay quán cà phê độc lập đang khiến TP Hồ Chí Minh trở thành nơi có tiềm năng phát triển vô cùng lớn.

Một cuộc khảo sát hàng quý được thực hiện bởi tờ Financial Times nghiên cứu trên 1.000 người tiêu dùng tại 5 quốc gia lớn nhất khu vực Đông nam Á (ngoại trừ Singapore) trong năm 2015 cho thấy Việt Nam là đất nước duy nhất trong khu vực mà Starbucks không phải là chuỗi cửa hàng được ghé thăm nhiều nhất.

Nguyên nhân chủ yếu được cho là bởi sự phổ biến của những chuỗi cửa hàng như Trung Nguyên hay Highlands Coffee.

Trong khi Starbucks và những chuỗi cửa hàng quốc tế khác củng cố sự thống trị của họ thì sự gia tăng đột biến trong việc thành lập những chuỗi cà phê độc lập trên khắp các thành phố lớn của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á trở thành thách thức dài hạn cho những thương hiệu lớn và nổi tiếng hơn.

Jakarta - thủ đô của Indonesia là một ví dụ điển hình. Tại đây lượng tiêu thụ cà phê trên đầu người đang tăng trưởng ở mức 5% hàng năm mặc dù con số này vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực châu Á và Đông Á theo nghiên cứu của Tổ chức cà phê quốc tế có trụ sở tại London.

Xếp hạng những chuỗi cửa hàng được ghé thăm nhiều nhất tại một số quốc gia trong khu vực.

Những chuỗi cà phê của Indonesia như Coffee Toffee, Ngopi Doeloe và Anomali Coffee đang ngày một xuất hiện nhiều hơn và mô hình quán cà phê độc lập hay cà phê hữu cơ cũng đang bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Xu hướng tương tự cũng đang diễn ra tại Kuala Lumpur, Manila và Bangkok.

Một số chuỗi cà phê cũng bước đầu thành công trong việc mở rộng tới những thị trường tiên phong ở châu Á như Dao coffee shop tại Lào, Brown Coffee tại Campuchia và Coffee Circles and Espressonite tại Yangon, Myanmar.

Dù số lượng tầng lớp trung lưu đô thị tại những quốc gia này vẫn còn tương đối nhỏ nhưng Starbucks, Costa coffee và The Coffee Bean & Tea Leaf đã bước đầu thâm nhập vào Phnom Penh. Còn những chuỗi cà phê địa phương như Black Canyon của Thái Lan đang mở rộng tới cả Campuchia và Myanmar.

Indonesia và Việt Nam là hai thị trường có tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn lớn nhất trong rất nhiều ngành công nghiệp tiêu dùng do đặc điểm nhân khẩu học và mức độ tiêu thụ trên đầu người cao.

Tuy nhiên, Philippines vẫn là thị trường chứng kiến mức độ tăng trưởng mạnh nhất trong lĩnh vực đồ ăn nhanh trên toàn khu vực, một phần là bởi sự thống trị của những chuỗi cửa hàng nội địa được sở hữu bởi Jollibee Foods hay những tập đoàn nhỏ hơn như Max’s Restaurant. Nhìn chung, không quốc gia Đông Nam Á nào khác sở hữu chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh có quy mô tương tự như vậy.

Văn hoá đồ ăn nhanh trở nên thống trị tại Philippines bởi sự đô thị hoá nhanh chóng, những nét tương đồng với văn hoá Mỹ và sự gia tăng tại nhiều thành phố của ngành công nghiệp gia công phần mềm - nơi các nhân viên thường phải làm việc cả đêm.

Tuy nhiên, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng trong nước của chuỗi Jollibee đang bắt đầu đi ngang. Nghiên cứu của Financial Times sau khi khảo sát 1.000 người tiêu dùng trong giai đoạn từ giữa năm 2013 - 2015 cho thấy sự ưa thích đối với Jollibee đã bắt đầu giảm nhẹ.


Cùng với đó là sự cạnh tranh đến từ những thương hiệu như McDonald’s. Công ty sở hữu chuỗi nhượng quyền McDonald's tại Phillippines là Golden Arches đang lên kế hoạch mở từ 30 - 40 nhà hàng trong năm nay, nâng tổng số nhà hàng trên cả nước lên con số hơn 500. McDonald’s hiện đã thành công trong việc đánh chiếm lĩnh vực thị trường đồ ăn sáng của Jollibee.

Ngoài ra theo đánh giá của công ty tư vấn Felipe Salvosa, còn có một số đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện.

Đầu tiên là những tập đoàn thức ăn và đồ uống như Bistro Group đang ra mắt những cửa hàng ăn tối bình dân trên khắp thủ đô Manila bao gồm cả chuỗi nhượng quyền địa phương cho các thương hiệu Mỹ như TGI Fridays và nhiều khả năng sắp tới là Texas Roadhouse and Denny’s.

Tiếp đó là sự phổ biến của các nhà hàng sang trọng như Vikings, Luxury Buffet vốn đang rất phổ biến trong các trung tâm mua sắm tại Philippines.

Cuối cùng, số lượng công nhân làm việc xuyên đêm gia tăng khiến những chuỗi cửa hàng tiện lợi như Familymart, Lawson, Ministop và 7-Eleven cũng mở rộng sang lĩnh vực đồ ăn sẵn.

Để đối phó với tình trạng này, Jollibee đang tìm cách mở rộng ra nước ngoài, nhắm tới cộng đồng người Philippines ở những quốc gia khác. Mới đây nhất, công ty này đã chi 100 triệu USD để mua 40% cổ phần của một chuỗi burger Mỹ mang tên Smashburger. Họ cũng đã thiết lập được vị thế đang kể tại Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia khác ở châu Á và Trung Đông.

Theo: Vân Đàm / FinancialTimes
Nguồn: Trí thức trẻ

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
             Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

   Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Xây dựng thương hiệu - con đường ra biển lớn

Thương hiệu là tài sản vô hình có giá trị đôi khi lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình của doanh nghiệp (DN). Với hoạt động đầu tư mạnh mẽ cho sự phát triển của DN, năm nay có đến 10 TH Việt Nam lọt vào danh sách Top 1.000 TH hàng đầu châu Á. 

Có công mài sắt...

Theo báo cáo thường niên Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á - một nghiên cứu toàn diện về nhận thức thương hiệu dưới góc độ người tiêu dùng vừa được Tạp chí Campaign Asia - Pacific công bố, những công ty lớn toàn cầu tiếp tục dẫn đầu danh sách Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á. Theo đó, Samsung - thương hiệu điện tử đến từ Hàn Quốc vẫn là thương hiệu được ưa chuộng nhất tại khu vực châu Á năm thứ 6 liên tiếp.

Đứng vị trí thứ 2 trong danh sách này là Apple của Mỹ, thứ 3 là Sony, Nestlé ở vị trí thứ 4 và Panasonic đứng thứ 5. Bên cạnh đó, 5 thương hiệu khác tiếp tục giữ được vị trí trong top 10 lần lượt là Nike, LG, Canon, Chanel và adidas.

Điều đáng ghi nhận là trong Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á có 10 thương hiệu Việt Nam. Trong đó, Vietjet Air đứng thứ 490, Viettel xếp thứ 501, Petrolimex 512, Vinamilk 558, Mobifone 605, Trung Nguyên 626, Hảo Hảo 654, Vietnam Airlines 708, Vietcombank 753 và P/S 807. Đây là những thương hiệu Việt Nam được người tiêu dùng khu vực châu Á nhắc đến khi được hỏi đâu là thương hiệu tốt nhất trong tâm trí họ. Hiện các thương hiệu châu Á đang lớn dần lên và so kè cùng các thương hiệu toàn cầu như Samsung, Apple, Nestlé...

Trong danh sách 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á, số lượng các thương hiệu Việt Nam còn khiêm tốn nhưng cũng cho thấy sự nỗ lực của các DN trong việc đầu tư xây dựng hình ảnh công ty, họ đã nhận thức được thương hiệu là tài sản vô hình, có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh. Theo ông Lại Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty Mibrand, thương hiệu chính là giá trị tài sản vô hình, lớn hơn nhiều so với tài sản hữu hình của DN. Giá trị thương hiệu mạnh sẽ tỷ lệ thuận với việc gia tăng tài sản DN.
(Nguồn: Báo cáo Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á 2016)


Thành công = chinh phục niềm tin người tiêu dùng

Tại Việt Nam, Brand Footprint năm 2016 - Bảng xếp hạng toàn cầu của những nhãn hàng tiêu dùng được chọn lựa nhiều nhất trên thế giới và của từng quốc gia do Kantar World Panel phát hành vào cuối tháng 5/2016 đánh giá Vinamilk là nhãn hiệu dẫn đầu (Number 1 brand by country) thông qua 3 hạng mục: hàng tiêu dùng nhanh, nước giải khát và thực phẩm.

Để có được vị thế này, Vinamilk đã trải qua hành trình 40 năm xây dựng và phát triển với việc đẩy mạnh đầu tư công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, mở nhà máy mới trong và ngoài nước... Mới đây, Vinamilk đã tăng vốn đầu tư thêm 3 triệu USD vào Driftwood (Mỹ), nâng tổng vốn đầu tư vào đơn vị này lên 10 triệu USD và tăng tỷ lệ sở hữu từ 70% lên 100%.

Cùng với đó, Vinamilk cũng khánh thành nhà máy sữa Angkor (Vinamilk chiếm 51% cổ phần) - nhà máy sữa đầu tiên và duy nhất tại Campuchia. Tất cả những hoạt động này hướng đến mục tiêu đạt 3 tỷ USD doanh thu trong năm 2017 và lọt vào Top 50 DN sữa hàng đầu thế giới.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2016 tổ chức tháng trước, các cổ đông Vinamilk đã được thông báo kế hoạch nới room cho nhà đầu tư ngoại. Nhiều cổ đông lo ngại việc này sẽ khiến thương hiệu Vinamilk thuộc về nước ngoài. Tuy nhiên, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho rằng, hiện nay, Vinamilk được định giá trên 7,5 tỷ USD, trong đó, riêng giá trị thương hiệu đã là 7 tỷ USD nên nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần Vinamilk cũng vì thương hiệu của Công ty.

"Phải mất 40 năm để gây dựng thương hiệu được như ngày hôm nay nên tôi nghĩ nhà đầu tư nước ngoài không dễ gì bỏ qua một thương hiệu tốt như thế. Việc nới room cho nhà đầu tư ngoại sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn để Vinamilk vươn ra nước ngoài và trở thành thương hiệu đa quốc gia", bà Mai Kiều Liên nói.

Đánh giá về việc đầu tư xây dựng thương hiệu của DN trong nước, bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng giám đốc Công ty Nielsen Việt Nam cho biết, bà rất tự hào trước việc các DN gặt hái được những thành công nhất định khi đưa thương hiệu đến tầm khu vực. "Tôi tin, nếu các DN nội địa tiếp tục nâng cao hình ảnh thương hiệu, giữ vững niềm tin nơi người tiêu dùng và tiếp tục mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất thì thương hiệu sẽ còn lớn mạnh hơn nữa, vươn tầm quốc tế”, bà Hương Quỳnh nói.

Theo Thanh Ngân
Nguồn: DNSG

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
             Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

   Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Tại sao các ông lớn Fastfood "gục ngã" khi vào Việt Nam?

Trước đây, một bài viết mang tên: “Kinh doanh chuỗi bắt đầu sa lầy?” phân tích về sự sụt giảm của ngành fastfood với ví dụ về một số cửa hàng của Burger King phải đóng cửa. Nguyên do được trích dẫn từ một chuyên gia phân tích là bởi “chuỗi mở rộng quá mức”, “phí thuê nhà cao”, “quy trình không linh hoạt”.

Tuy nhiên, ông Hoàng Tùng - Sáng lập viên/Quản lý Pizza Home, một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B, không cho là kinh doanh chuỗi đang sa lầy hay hết thời.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của ông Hoàng Tùng về vấn đề này. Mời các bạn đón đọc.

Tôi không tự coi mình là một chuyên gia trong lĩnh vực chuỗi nhà hàng hay đồ ăn nhanh, nhưng tôi cũng đã có một số trải nghiệm cá nhân và tìm hiểu sâu trong lĩnh vực này.

Kinh doanh chuỗi nhà hàng fastfood nói riêng và kinh doanh chuỗi nói chung không sa lầy hay hết thời. Thực ra, kinh doanh chuỗi là xu hướng của thế giới và ở nước ta, nó mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu

"Bếp ăn của thế giới" cần thương hiệu mạnh
Cha đẻ của Marketing hiện đại, GS Phillip Kotler, khi đến Việt Nam đã đưa ra một gợi ý cho slogan của Du lịch Việt Nam: “Việt Nam – Bếp ăn của thế giới”. Đây là một ý tưởng xuất sắc.

Tuy nhiên, ngoài việc tự hào về sự phong phú của ẩm thực Việt, hay tự hào đồ ăn Việt là lành, là ngon, là v.v… thì hãy thực tế, chúng ta cần phải có những thương hiệu ẩm thực mạnh nếu thực sự muốn Việt Nam thành “bếp ăn của thế giới”.

Hãy thực tế, chúng ta cần phải có những thương hiệu ẩm thực mạnh nếu thực sự muốn Việt Nam thành “bếp ăn của thế giới”.

Cách thức để tạo thành thương hiệu ẩm thực mạnh? Câu trả lời là: xây dựng chuỗi là con đường hiệu quả bậc nhất để có được những thương hiệu ẩm thực mạnh.

Một vài thương hiệu ẩm thực mua nhượng quyền từ những thương hiệu lớn quốc tế đang gặp khó, nhưng theo tôi, nguyên nhân đến từ việc khác chứ không phải đến từ mô hình vận hành theo chuỗi.

Bởi ngoài sự khó khăn của Burger King, chúng ta cũng chứng kiến rất nhiều thương hiệu Việt đã và đang phát triển chuỗi thành công trong thời gian gần đây. Chúng ta có thể kể ra hàng loạt cái tên đình đám như chuỗi thương hiệu nhà hàng của Golden Gate, Red Sun, Highland Coffee, Cộng, Urban Station, The Coffee House. Đó là chưa kể đến những thương hiệu khác như Bánh mỳ Minh Nhật, The Kafe, Phở Ông Hùng, Món Huế v.v…

Vậy nguyên nhân không đến từ mô hình vận hành theo chuỗi. Trên thực tế, mô hình vận hành theo chuỗi là xu hướng từ lâu của thế giới mà chúng ta tất yếu sẽ phát triển theo xu hướng đó.

Những thương hiệu ẩm thực quốc tế mạnh nhất đều ở dạng chuỗi. Và những thương hiệu ẩm thực đó đôi khi trở thành một đại sứ giới thiệu văn hóa quốc gia một cách cực kỳ hiệu quả đến những quốc gia khác.

Chúng ta thấy được tinh thần Mỹ trong các quán McDonald’s hay Burger King. Chúng ta cảm được văn hóa Hàn Quốc khi bước vào Lotteria hay BBQ Chicken. Chúng ta nhớ về Thái Lan khi ăn đồ ăn ở Thai Express v.v…

Phát triển chuỗi bằng nhượng quyền
Làn sóng nhượng quyền những thương hiệu ẩm thực quốc tế phát triển khá rầm rộ trong vòng 10 năm trở lại đây. Đó là một mô hình tạo nên sức mạnh của ngành công nghiệp fast food trong suốt thế kỷ 20. Bản chất công cụ nhượng quyền giúp giảm tải độ rủi ro hơn rất nhiều so với việc một công ty tự đứng ra xây dựng quy trình và phát triển chuỗi với một thương hiệu hoàn toàn mới.

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi thì việc mua nhượng quyền cũng có những rủi ro đi kèm. Đó là 1 - Mức giá để mua nhượng quyền tại 1 quốc gia chắc chắn là không rẻ; và 2- Áp lực phải mở rộng đủ điểm bán theo đúng hợp đồng nhượng quyền (thường thì bên mua nhượng quyền sẽ phải cam kết mở được bao nhiêu điểm trong thời gian bao nhiêu tháng).



Ảnh minh họa.

Ngoài ra, còn những rủi ro khác của ngành F&B phải đối mặt như:
Mức giá thuê nhà ở những vị trí đắc địa tại TPHCM và Hà Nội là khá cao.
Thời gian thuê nhà không dài.
Nhân sự ít khi coi phục vụ trong nhà hàng là 1 nghề nghiêm túc.
Chi phí vận chuyển một số nguyên liệu thực phẩm từ công ty mẹ sang Việt Nam rất cao dẫn đến mức giá của một số chuỗi fast food quốc tế tại Việt Nam quá cao so với nhu cầu của người tiêu dùng.

Đây là những điểm mà bất cứ thương hiệu fastfood khi mua nhượng quyền quốc tế đều phải đối mặt khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, còn có một nguyên nhân khác nữa, rất hiển nhiên nhưng nhiều người không chú ý, xin viết kỹ ở phần dưới.
Làm sản phẩm ngon hơn chưa chắc đã kinh doanh tốt hơn

Rất nhiều người khởi nghiệp trong lĩnh vực ăn uống bởi khi bước vào một nhà hàng nào đó, chứng kiến nhà hàng đông nghịt khách và sau khi thử món ăn thì thấy món ăn của nhà hàng đó sao cũng tầm thường, mình làm còn ngon hơn.

Và thế là bạn về nhà, nung nấu ý tưởng và “boom”, một quán ăn ra đời. Sau đó, rất nhiều trường hợp phải âm thầm đóng cửa với lời trách móc, tại sao mình làm ngon hơn “nó”, sạch hơn “nó” mà “nó” đông khách thế trong khi mình chẳng có khách?

Nếu một ngày nào đó, bạn tìm ra được một công thức làm bán burger ngon hơn BigMac của McDonald’s thì cũng đừng vội nghĩ là bạn đã nắm trong tay vũ khí để có thể tạo dựng được một thương hiệu như McDonald's.



Nếu một ngày nào đó, bạn tìm ra được một công thức làm bán burger ngon hơn BigMac của McDonald’s thì cũng đừng vội nghĩ là bạn đã nắm trong tay vũ khí để có thể tạo dựng được một thương hiệu như McDonald's.

Không khó để bạn có thể làm cánh gà ngon hơn KFC nhưng sẽ là cực kỳ khó để bạn có thể xây dựng được một thương hiệu tầm vóc quốc tế như KFC, như McDonald’s hay Burger King

Việc mua nhượng quyền và đưa sản phẩm mới vào một thị trường mới như Việt Nam không dễ thành công. Tuy nhiên, nhượng quyền kinh doanh là một trong những cách thức tốt và phù hợp với nhiều người muốn kinh doanh.

Nói đơn giản, nhiều người thích kinh doanh nhưng không có kinh nghiệm về quản lý hệ thống, không có kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu, không có kinh nghiệm về chế tạo sản phẩm. Việc mua nhượng quyền từ một thương hiệu tốt với hệ thống quản trị và hỗ trợ đào tạo tốt sẽ giúp người mua nhượng quyền có nhiều khả năng kinh doanh thành công.

Dĩ nhiên, việc nhận nhượng quyền không phải lúc nào cũng mang tới trái ngọt. Nhưng tôi nghĩ rằng việc một số thương hiệu mua nhượng quyền từ những thương hiệu quốc tế đang có những khó khăn tại thị trường Việt chủ yếu nằm ở sản phẩm.
Tại sao ông lớn Fastfood gục ngã tại Việt Nam?

Vậy tại sao với thương hiệu mạnh, nguồn lực hùng hậu và tài chính vững vàng mà Burger King giờ có dấu hiệu chậm lại, còn McDonald’s dường như không thể đạt được tốc độ như đã tuyên bố khi mở cửa hàng đầu tiền tại Việt Nam?

Chuyên gia phân tích là bởi: “chuỗi mở rộng quá mức”, “phí thuê nhà cao”, “quy trình không linh hoạt”.

Nguyên nhân từ giá nhà cao ư? Vậy tại sao Lotteria cũng thuê những địa điểm giá cũng đắt ngang ngửa với Burger King mà Lotteria vẫn làm ăn tốt?

Nguyên nhân từ “mở rộng quy mô quá mức” ư? Hãy xem thử Buger King có tổng cộng bao nhiêu điểm bán? Những thương hiệu có nhiều cửa hàng nhất là KFC, Pizza Hut hay Highland vẫn hoạt động ngon lành, đâu có vấn đề gì về “mở rộng quy mô”?

Kể cả thương hiệu mạnh đến mấy, chuỗi vận hành chuẩn đến mấy nhưng sản phẩm mới là yếu tố then chốt.

Hay nguyên nhân từ “quy trình thiếu linh hoạt”? Thực tế trong kinh doanh chuỗi, quy trình “chặt chẽ” là yếu tố sống còn chứ không phải là “linh hoạt”. Burger King là thương hiệu hoạt động đa quốc gia với hàng nghìn điểm bán, quy trình của Burger King là niềm mơ ước của rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh chuỗi, đó là điểm mạnh nhất chứ không phải điểm yếu.

Năm 2013, khi tín hiệu ông lớn McDonald’s sẽ gia nhập thị trường Việt Nam ngày một rõ ràng, đó cũng là lúc tôi mở ra một thương hiệu Maxi Burger, kinh doanh bánh burger với suy nghĩ rằng khi McDonald’s vào đến thị trường Việt thì ông lớn này sẽ “đào tạo thị trường” và sẽ có một lượng lớn người dân sẽ khoái khẩu với món bánh burger.

Thương hiệu của tôi tập trung làm bánh cỡ to nhất (to gấp rưỡi bánh cỡ to nhất trên menu của Burger King) với mức giá chỉ bằng loại bánh cỡ lớn của Burger King. Cửa hàng của tôi nhỏ xíu nằm trong TTTM Royal City, ngay sát cửa hàng to đùng của Carl Jr’s, một trong 5 thương hiệu bán bánh burger lớn nhất nước Mỹ.

Sau vài tháng, Carl Jr’s đóng cửa. Sau gần 2 năm, thương hiệu burger của tôi cũng ngừng kinh doanh trong TTTM.

Bài học tôi rút ra là kể cả thương hiệu mạnh đến mấy, chuỗi vận hành chuẩn đến mấy nhưng sản phẩm mới là yếu tố then chốt. Kể cả với sự góp mặt của ông lớn McDonald’s, bánh burger vẫn không là món ăn khoái khẩu và thường nhật của người dân Việt.

Thế nên khi sức mua không đủ lớn, thị trường quá nhỏ thì việc những thương hiệu với sản phẩm lõi là bánh burger như Burger King hay McDonald’s gặp khó là chuyện đương nhiên.

Sản phẩm phù hợp thị hiếu thói quen ẩm thực của người dân vẫn là yếu tố lõi, quan trọng bậc nhất tạo nên sự thành công của một thương hiệu phát triển theo chuỗi.

Đó là lý do những chuỗi burger chững lại nhưng những chuỗi bánh mỳ Việt đang nở rộ và tăng trưởng với tốc độ phi mã.

Theo: Hoàng Tùng / Trí thức trẻ
Nguồn: CafeBiz

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
             Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

   Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Mùa Euro – Doanh nghiệp làm gì? Khách hàng cần gì?

Khoảng thời gian Euro diễn ra sôi nổi với người yêu bóng đá cũng là khoảng thời gian mà các copywriter, marketer bùng nổ hàng nghìn thể loại biến tấu content marketing theo trào lưu này để chạm tới trái tim người tiêu dùng.

Thế nhưng những nỗ lực trong việc cung cấp thông tin ra thị trường đó đã thực sự nhắm đúng nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại hiệu quả tối ưu?


Nguồn: Sưu tầm.

Thật dễ dàng để bắt gặp được bài viết PR sản phẩm, chăm sóc, giao tiếp với khách hàng có từ khoá “EURO” trong 2 tháng trở lại đây. Không phủ nhận rằng ở góc độ nào đó, đây là điểm cộng bởi các dạng bài viết này sẽ dễ dàng thu hút lượng lớn độc giả, đặc biệt là đối tượng yêu bóng đá.

Bài viết thực hiện dựa trên phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu mạng xã hội lấy bối cảnh là mùa giải EURO, tập trung giải quyết ba luận điểm chính sau đây:
Cung - Mặt hàng nào đang dẫn đầu trong xu hướng tận dụng trào lưu EURO để quảng bá sản phẩm?
Cầu - Nhu cầu tăng theo mùa EURO của người tiêu dùng?
Cung - cầu? Khoảng trống thông tin nào chưa được bù đắp?

Top các mặt hàng được các doanh nghiệp nỗ lực trong việc khai thác xu hướng Euro trong hoạt động xây dựng content marketing thời điểm trước thềm EURO.


Nguồn: Theo thống kê của Datasection Việt Nam.

Thời điểm trước kì Euro các mặt hàng về đồ điện tử được đẩy mạnh việc cung tin ra ngoài thị trường đứng top đầu phải kể đến là Máy chiếu và Tivi, hai dòng sản phẩm cực kỳ gần gũi với dân mê bóng đá không có điều kiện ra sân xem trực tiếp

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp nỗ lực cung thông tin đạt được hiệu quả ra sao lại phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Vậy những nhu cầu nào của người tiêu dùng tăng theo mùa EURO?


Nguồn: Theo thống kê của Datasection Việt Nam.

Top 5 nhu cầu tăng theo EURO được thống kê bao gồm: Tivi, app xem bóng đá qua điện thoại di động, đồ ăn nhẹ và máy chiếu.

So sánh hai biểu đồ, có thể thấy một điểm chênh không nhẹ giữa cung và cầu. Cầu thông tin về Tivi giữ vị trí đầu tiên với 55.56% tuy nhiên lượng cung thông tin chỉ chiếm vỏn vẹn 12.9%. Trong khi đối với mặt hàng máy chiếu, nỗ lực cung tin được đẩy mạnh chiếm 22.58%, nhưng cầu thật sự lại chỉ chiếm 4.44%.


Nguồn: Theo thống kê của Datasection Việt Nam.

Trong đó, bị bỏ ngỏ lớn nhất có lẽ là “App xem bóng đá”. Do phụ thuộc vào tính chất và thời gian công việc nên có một bộ phận lớn người tiêu dùng không có điều kiện xem các trận đấu bóng như thông thường, vì vậy nhu cầu về App ứng dụng tích hợp với thiết bị thông minh, hỗ trợ người dùng xem trực tiếp các trận đấu bóng lại rất được quan tâm; tuy nhiên sản phẩm này lại có quá ít nguồn cung tin đến khách hàng.

Ta thấy, một bộ phận lớn người tiêu dùng, có nhu cầu cao lại không nhận được những tác động thúc đẩy mua từ phía doanh nghiệp, kéo theo một lượng hàng hoá không nhỏ lẽ ra đã đến tay được người tiêu dùng nhưng nay vẫn chịu số phận hẩm hiu trong kho chứa, gây nên thiệt hại cho thị trường.

Thêm đó, với mục tiêu nâng cao doanh số, doanh nghiệp cần tích hợp IM (Internet marketing) với hoạt động xúc tiến bán, không chỉ dừng ở quảng cáo hay content marketing.

Một dấu hỏi đặt ra, các doanh nghiệp có nên xem lại hay cứ mãi mải miết chạy theo xu hướng mà quên đi cốt lõi là nhu cầu khách hàng. Vẫn biết xu hướng là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là cần phải hướng đến khách hàng.

Bùi Mai Hương
Datasection Việt Nam

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
             Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

   Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Quảng cáo là Gió, PR là Mặt trời

Aesop (năm 620-564 trước CN) là một nhà văn Hi Lạp cổ đại xuất thân từ nô lệ. Ông để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. 

Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh.

Một trong những truyện ngụ ngôn của Aesop kể là về Gió và Mặt trời. Câu chuyện này trở thành bài học vỡ lòng của bất cứ sinh viên PR-quảng cáo nào và sau hơn 2500 năm vẫn còn nguyên giá trị.


Chuyện kể rằng, một hôm gió và mặt trời tranh cãi nhau xem ai là người mạnh hơn. Bỗng thấy một khách bộ hành trên đường, cả hai bèn thách nhau xem ai cởi được chiếc áo khoác của khách bộ hành thì người đó sẽ là người thắng cuộc.

Gió bắt đầu trước. Gió cho rằng với sức mạnh của mình, chỉ cần thổi thật mạnh là chiếc áo sẽ bay ra, gió ra sức thổi, càng lúc càng mạnh. Nhưng không, gió càng mạnh bao nhiêu, người đi đường càng ra sức giữ chiếc áo bấy nhiêu. Gió càng thổi, áo càng dính chặt vào người. Gió hụt hơi thua cuộc.

Đến phiên mặt trời. Nhờ sức mạnh từ ánh sáng của mình, và khối óc thông minh, mặt trời chỉ cần toả ánh nắng chói chang của mình xuống. Chẳng bao lâu, vị khách cảm thấy nóng nực và tự cởi áo khoác ra. Mặt trời đã thắng cuộc

Quảng cáo là gió. Bạn không thể dùng sức mạnh để đột nhập vào trong đầu khách hàng tiềm năng. Quảng cáo được hiểu như một sự áp đặt, một khách hàng không mời mà đến, cần thiết phải chống lại. Việc bán hàng cũng như ngọn gió kia càng thổi mạnh bao nhiêu, khách hàng tiềm năng càng cưỡng lại thông điệp bán hàng bấy nhiêu.

Những người bán quảng cáo nói về sự tác động. Làm những mẫu quảng cáo trên báo in lớn hơn, làm những tờ quảng cáo chèn vào giữa tờ báo hoặc làm những tờ gấp và phải đầy màu sắc. Còn những mẫu quảng cáo trên truyền hình phải “hành động” mạnh hơn, câu chuyện phải “điên” hơn và giật gân hơn. Gia tăng những giây quảng cáo trên sóng phát thanh nhiều hơn nữa. Nhưng, chính xác, tất cả chỉ là những hứa hẹn. Đừng chú ý đến tôi. Tôi chỉ là quảng cáo mà thôi.

Một mẩu quảng cáo càng cố gắng gây ấn tượng cho người khác bao nhiêu thì càng có ít khả năng đạt mục tiêu bấy nhiêu. Thật ra, thỉnh thoảng, khách hàng tiềm năng cũng mất cảnh giác – và gió sẽ chiến thắng. Nhưng điều này là không thường xuyên.

PR là mặt trời. Bạn không thể buộc phương tiện truyền thông đại chúng truyền đạt thông điệp của bạn. Quyền đó hoàn toàn nằm trong tay của họ. Tất cả những gì bạn có thể làm là mỉm cười và cố gắng cung cấp cho họ những nguyên liệu hữu dụng nhất.

Khách hàng cũng không chấp nhận một điều áp đặt nào từ những tin, bài trên báo. Ngược lại, họ hy vọng rằng báo chí cố gắng giúp thông báo về một dịch vụ hay một sản phẩm tốt vừa xuất hiện mà thôi.

Quảng cáo cần sự bùng nổ. PR đòi hỏi xây dựng từng bước.


Không có gì vô dụng cho bằng mẩu quảng cáo của ngày hôm qua. Nó sẽ kết thúc trên tường của một đại lý quảng cáo hay trong một cuốn sách về các quảng cáo đoạt giải thưởng. Nhưng, đối với một người tiêu dùng bình thường, một mẩu quảng cáo chẳng khác nào một chú bướm: sống ngắn ngủi rồi chết.

Đối với PR thì không như thế. Một tin tức hay bài báo hay sẽ sống mãi. Chiến lược cơ bản của PR là đăng tin trong một tờ báo và, giống như leo thang,đưa nó đến một tờ báo lớn hơn, hoặc từ báo in sang đài phát thanh hay truyền hình.

Bạn cũng có thể sử dụng tin như đang xuống thang, tờ Wall Street Journal là một ví dụ. Một tin đăng trước tiên trên tờ Wall Street Journal thường cũng sẻ xuất hiện dưới hình thức này hoặc hình thức khác trên những tớ báo nhỏ hơn.

Máy tính và Internet cũng giúp đẩy nhanh quá trình này. Trước khi viết bài về một sản phẩm hay về một công ty, phóng viên thường phải kiểm tra xem những tờ báo khác đã viết gì về chủ đề đó. Thông tin trên một tờ báo có thể sẽ được phản ánh lại trên nhiều tờ báo khác trong những năm sau đó. (Ngược lại,không có ai lại đi phối kiểm với những quảng cáo cũ).

Trong PR hiện đại, điều quan trọng là có được bài báo đầu tiên thật thích hợp. Bài báo đầu tiên này sẽ có ảnh hưởng lớn đến các tin bài sau đó.

Các phương tiện truyền thông đại chúng vận hành y như đầu óc một con người. Một khi có một cụm từ đã hình thành trong đầu, thì quả là nan giải khi muốn thay đổi nó. ”Tỉ phú Ron Perlman” là cụm từ mà giới truyền thông vẩn sử dụng để chỉ ông chủ của hãng mỹ phẩm Revlon. Mặc dù với sự sa sút của Revlon và các khoản đầu tư khác của ông Perlman không còn là một tỉ phú nữa từ nhiều năm rồi.

Nhưng, đối với giới truyền thông thì vẫn cứ là “tỉ phú Ron”.

Châu Anh

Theo Trí Thức Trẻ/Tham khảo "The fall of ads, the rise of PR", tác giả Al Ries & Laura Ries

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
             Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

   Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Lý thuyết vòng tròn vàng - chìa khóa của thành công đột phá

Sau khi dày công nghiên cứu về sự thành công và sáng tạo của các công ty nổi tiếng thế giới như Apple, Microsoft, Google cũng như một số nhà lãnh đạo, nhà phát minh lỗi lạc, Simon Sinek đã tìm ra chìa khóa của thành công và đột phá, có thể thể hiện qua một vòng tròn giải thích tương đối đơn giản mọi vấn đề.

Theo bài viết của chuyên gia Lý Hà Thu, ActionCOACH Việt Nam.

Trước đây, tôi có một bài viết về “Tại sao bạn đang làm những gì bạn đang làm?”, tôi đề cập đến vấn đề câu hỏi tại sao. Vì khi đó tôi cũng đang đặt câu hỏi tại sao của mình “Tại sao tôi theo đuổi khát vọng tạo ra sự thịnh vượng cho nhân loại?” Tình cờ khi xem các video của TED Talks, tôi bắt gặp bài diễn thuyết hay nhất trong TED Talks của Simon Sinek về Thuyết Vòng tròn Vàng, “The Golden Circle”

Thuyết vòng tròn vàng là một trong những bài diễn thuyết được nhiều nhà doanh nhân ứng dụng nhất hiện nay. Nó không chỉ giúp bạn làm tốt, làm xuất sắc mọi việc trong quản lý doanh nghiệp và quản lý, tuyển dụng nhân sự, mà còn tốt cả trong cuộc sống của bạn.



Liệu bạn đã bao giờ tự hỏi “Tại sao bạn tồn tại trên đời này?”, “Mục đích cốt lõi của công việc hiện tại bạn đang làm là gì?”, “Tại sao mấy ngày nay trời lạnh cóng bạn vẫn dậy sớm bước ra khỏi chiếc chăn ấm và đi làm?”, hay “Tại sao bạn kinh doanh trong lĩnh vực này”, “Liệu sản phẩm bạn đang làm có tạo nên điều gì vĩ đại không?”…

Simon Sinek đã dày công nghiên cứu về sự thành công và sáng tạo của các công ty nổi tiếng thế giới như Apple, Microsoft, Google, cũng như một số nhà lãnh đạo và những nhà phát minh lỗi lạc khác. Và chìa khóa của sự thành công mà Simon Sinek tìm ra được vẽ lên một cái vòng tròn giải thích tương đối đơn giản mọi vấn đề. Và ông gọi nó là Golden Circle.

1. Thuyết vòng tròn vàng giải thích vấn đề gì?

Theo lý thuyết phát triển kinh tế cổ điển, chúng ta sẽ sản xuất và đáp ứng những gì thị trường cần. 100% doanh nghiệp biết họ cần sản xuất CÁI GÌ (WHAT), một số doanh nghiệp biết làm NHƯ THẾ NÀO (HOW). Nhưng rất ít người hỏi TẠI SAO (WHY) chúng ta làm sản phẩm đó. Nghĩa là chúng ta làm xuôi từ ngoài vào trong vòng tròn (OUTSIDE IN).

Sản phẩm (WHAT) => Quy trình (HOW) => Động lực (WHY)



Thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek.

Nhưng những người thay đổi thế giới thì tư duy ra sao? Họ sẽ nghĩ từ trong vòng tròn ra ngoài (INSIDE OUT).

Động lực (WHY) => Quy trình (HOW) => Sản phẩm (WHAT)

Tại sao lại nghĩ từ trong ra? Tại sao chúng ta phải tạo ra cảm hứng? Tại sao phải có động lực?

Bởi vì khi có động lực ta sẽ có cảm hứng để sáng tạo ra một sản phẩm làm thay đổi thế giới. Có động lực để truyền cảm hứng cho nhân viên tận tâm hết mình. Tiếp đó mới đến cách làm sản phẩm đó như thế nào. Cuối cùng mới là sản phẩm là gì.

2. Phát triển sản phẩm

Khi bắt đầu làm ra một sản phẩm, bạn suy nghĩ theo chiều INSIDE OUT, bắt đầu từ WHY => HOW => WHAT thì khả năng bạn tạo ra một sản phẩm “sáng tạo” (Innovation) và truyền cảm hứng (Inspiration) cho nhân viên làm việc là rất cao.

Khách hàng không mua bạn làm cái gì, họ muatại sao bạn làm sản phẩm đó.

Chúng ta hãy xem điều gì xảy ra nếu Apple có tư duy như thông thường:
Cái gì (What) – Chúng tôi sản xuất điện thoại thông minh cảm ứng
Như nào (How) – Chúng tôi thiết kế tuyệt đẹp, đơn giản, tiện dụng và thân thiện với người dùng
Tại sao (Why) – Bạn muốn mua iPhone của chúng tôi?

Những câu quảng cáo trên chúng ta thấy đầy rẫy khắp nơi, và đương nhiên nó không tạo ra cảm hứng.



Thuyết vòng tròn vàng: Apple - Think different.

Nhưng chúng ta hãy xem thực tế Apple đã truyền thông như nào?
Tại sao (Why) – Mọi thứ chúng tôi đang làm, chúng tôi tin rằng chúng tôi tạo ra sự khác biệt.
Như nào (How) – Cách chúng tôi đối mặt với thử thách là tạo ra sản phẩm tuyệt đẹp, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.
Cái gì (What) – Và sau bao năm nghiền ngẫm, chúng tôi cho ra lò chiếc iPhone hoàn toàn khác biệt với những điện thoại bạn từng biết tới. Nó cảm ứng điện dung đa điểm, tính năng đơn giản tuyệt đối… Bạn có muốn là người đầu tiên trải nghiệm sản phẩm của chúng tôi không?

3. Quản lý nhân sự



Thuyết vòng tròn vàng của Simon Sinek.


Là một nhà quản lý, khi bạn thuê một người cần việc làm, họ sẽ làm vì tiền lương. Khi bạn thuê một người có đam mê, họ sẽ làm bằng máu, mồ hôi và nước mắt của chính họ. Bạn sẽ thuê ai? Chắc chắn là người có đam mê rồi. Vậy làm sao bạn biết người nào có đam mê khi phỏng vấn?

“Trên thực tế, bất kỳ mọi nhân viên nào làm việc cũng có đam mê. Chỉ có điều đam mê của họ có phù hợp với văn hóa làm việc của công ty bạn không mà thôi.”

Một kỹ sư giỏi của Apple chắc chắn sẽ khổ sở khi phải làm việc ở Microsoft. Ngược lại, một kỹ sư tài năng của Microsoft cũng sẽ vất vả khi làm ở Apple. Cả hai kỹ sư này đều làm việc chăm chỉ. Cả hai đều đáng được trọng vọng. Tuy nhiên mỗi người đều không phù hợp với văn hóa làm việc của công ty kia. Mục đích chính của bạn là một nhà tuyển dụng là tìm ra người có đam mê với cái TẠI SAO của bạn, mục đích của bạn, niềm tin của bạn, và thái độ của người nhân viên đó phải phù hợp với văn hóa của bạn. Thì lúc đó họ sẽ làm việc bằng máu, mồ hôi và nước mắt của họ cho bạn.
4. Lãnh đạo con người
Mùa hè năm 1963, hơn 250.000 người đã tụ họp tại Washington để nghe bài diễn thuyết của Tiến sĩ Martin Luther King. Ông không nói với mọi người những điều nước Mỹ cần làm để thay đổi. Ông đã dẫn dắt đám đông đến mọi cung bậc của cảm xúc với bài diễn văn: “Tôi có một ước mơ”. Chứ ông không nói “Tôi có một kế hoạch”. Trong bài diễn văn ông nhắc đi nhắc lại câu “I have a dream”.



Thuyết vòng tròn vàng – Martin Luther King.

Mọi người đến với Dr. King vì ông mang ước mơ đến với họ, và vì chính họ. Và Dr. King tạo cảm hứng cho mọi người làm nên ước mơ của ông theo cách của riêng họ.

Dr. King là nhà lãnh đạo, những ông không thay đổi nước Mỹ một mình. Nhờ cảm hứng làm phong trào, Dr. King đã thực sự thúc đẩy mọi người gắn kết với nhau. Nước Mỹ lúc đó cũng có rất nhiều nhà lãnh đạo như Dr. King, cũng biết Cách làm như nào (How) để làm phong trào, thậm chí còn tốt hơn. Nhưng ít ai biết được như Dr. King là “Tại sao” (Why) mới làm điều nên cuộc cách mạnh vĩ đại.

5. Tạo ra nguồn cảm hứng

Simon Sinek lấy dẫn chứng về chuyện này bằng câu chuyện lịch sử tạo ra chiếc máy bay.

Ông Samuel Langley học tại Harvard, giàu có, nổi tiếng, có mối quan hệ rất rộng, có rất nhiều báo chí theo đuổi và là một bộ óc siêu hạng thời bấy giờ. Ông được Sở Chiến tranh cấp cho rất nhiều tiền để chế tạo ra máy bay. Nhưng mục đích của ông là kiếm tiền, tìm kiếm lợi nhuận và sự nổi tiếng. Cuối cùng ông không đạt được mục đích đó.

Cách nơi Langley sống không xa, ở bang Ohio có anh em nhà Wright. Họ chẳng có gì ngoài xưởng xửa chữa xe đạp và 1 trong hai người có bằng cao đẳng. Họ chẳng có gì, chẳng có quan hệ, không có tiền nhưng họ có một ước mà mà Langley không có: “Ước mơ được bay”.



Thuyết vòng tròn vàng – Wright Brothers.

Và cuối cùng, năm 1903 anh em nhà Wright đã thực sự cất cánh cũng là lúc Samuel bỏ cuộc.

Điều gì giúp Anh em nhà Wright thành công?

Anh em nhà Wright có động lực là niềm tin (Tại sao).

Còn Samuel Langley có động lực là kết quả (Cái gì).

6. Vậy câu hỏi Cái gì (What) sai ở điểm nào?

Câu hỏi “Cái gì” có liên quan đến vỏ não bên ngoài (Neocortex). Vùng vỏ não này thường xử lý những thông tin về ngôn ngữ, logic, số học…

Trong khi câu hỏi “Như nào” và “Tại sao” liên quan đến vùng não bên trong Limbic. Vùng não này xử lý những thông tin về mục đích, ra quyết định, tình cảm, hoàn cảnh… không liên quan đến ngôn ngữ.

“Khi chúng ta tư duy hay giao tiếp từ bên ngoài vòng tròn đi vào, mọi người có thể nhận rất nhiều thông tin, nhưng không thể đi đến quyết định được.” – Simon Sinek

7. Biết Tại sao, Biết Như nào, rồi mới đến Cái gì?

Mọi thứ một doanh nghiệp nói và làm đều tuân theo tầm nhìn của nhà lãnh đạo hướng từ bên trong ra thế giới bên ngoài.

Mọi sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh, mọi vấn đề liên quan đến marketing và bán hàng, mọi liên hệ với thế giới bên ngoài đều nói lên điều đó. Hãy nhớ “Khách hàng không mua NHỮNG GÌ bạn làm, họ mua LÝ DO TẠI SAO bạn làm ra sản phẩm/ dịch vụ đó.”

Nguồn: Trí thức trẻ

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
             Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

   Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

5 năm tới, video sẽ thay chữ trên Facebook

Video sẽ là tương lai của mạng xã hội Facebook, ít nhất theo lời các lãnh đạo của công ty này.

Nicola Mendelsohn - Phó chủ tịch phụ trách khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi của Facebook - chia sẻ trong một cuộc hội thảo mới đây rằng trong 5 năm tới, Facebook “sẽ không có gì ngoài video”, Quartz trích lời.

Mendelsohn chia sẻ thêm, video là “cách tốt nhất để kể các câu chuyện trên thế giới này” và “giúp chúng ta thu nạp nhiều thông tin”.

Đó có vẻ là dự đoán xa vời nhưng nhìn vào những gì Facebook đang triển khai, có thể thấy ngày video chiếm lĩnh hoàn toàn mạng xã hội này không còn xa.

Mendelsohn dự đoán chữ viết sẽ biến mất, ít nhất là trên Facebook.

Facebook Live đã bùng nổ kể từ khi hãng chính thức phát hành tính năng này. Hàng loạt các video quan trọng được phát dưới hình thức trực tiếp, điển hình là cuộc trò chuyện giữa CEO Facebook Mark Juckerberg với các phi hành gia tại trạm vũ trụ quốc tế.

Mới đây, Facebook còn cho phép người dùng đăng video để thay cho bình luận thông thường. Họ cũng là website đầu tiên cho phép đăng ảnh và video 360 độ, từ đó mở đường cho các nội dung thực tế ảo xuất hiện ngày một rộng rãi hơn.

Việc các nội dung video ngày một phát triển không đồng nghĩa Facebook sẽ loại bỏ cơ chế giao tiếp bằng trên mạng xã hội bằng text truyền thống. Tuy nhiên, Mendelsohn tin rằng, giao tiếp bằng video sẽ ngày càng phổ biến. “Chúng ta sẽ thấy sự đi xuống của phương thức giao tiếp bằng text trên mạng xã hội qua từng năm”, ông này bổ sung.

Theo: Đức Nam
Nguồn: Zing News

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
             Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

   Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Chiến lược marketing của Samsung sẽ thiếu xót nếu thiếu Apple

Đầu năm nay, Samsung được trao giải thưởng Marketer of the Year tại Cannes Lions International Festival of Creativity.

Nếu để ý có thể thấy những năm gần đây, công ty này liên tục gây nhiều điều ngạc nhiên khi thương hiệu Samsung trở nên phổ biến khắp mọi nơi.

Thậm chí, lãnh đạo công ty này cũng thừa nhận rằng không lâu trước đây, Samsung vẫn thường xuyên bị khách hàng “chê” là “buồn tẻ và đơn điệu”.
Vậy Samsung đã đảo ngược tình thế như thế nào?

Trong một bài phỏng vấn gần đây tới tờ Adweek, Giám đốc Marketing của Samsung là bà Younghee Lee đã giải thích rằng kể từ khi gia nhập Samsung vào năm 2007, bà đã làm rất tốt công việc của mình khi giúp công ty kể được câu chuyện của họ theo cách chắc chắn nhận được sự đánh giá cao từ phía người tiêu dùng.



Bà Younghee Lee, Giám đốc Marketing của Samsung.

Ảnh: Adweek


“Sứ mệnh của chúng tôi là tập trung vào những trải nghiệm hàng ngày của người dùng chứ không phải công nghệ vì lợi ích của công nghệ. Với tất cả những công nghệ tốt nhất chúng tôi đều phải chuyển thành ngôn ngữ của người dùng. Chúng tôi đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu để hiểu những gì người tiêu dùng muốn và cần. Đó chính là cốt lõi của marketing”.

Tuy nhiên, để nói về thành công của Samsung trong những chiến lược marketing sáng tạo, sẽ là thiếu xót nếu như không nói tới Apple - công ty đã thay đổi hoàn toàn cách hoạt động của ngành công nghiệp di động.

Dưới đây là bài phát biểu của bà Lee khi được hỏi làm thế nào Samsung có thể vượt Apple trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh dẫn đầu thế giới:

“Trong công nghệ, chúng tôi luôn không ngừng theo đuổi những gì mình cho là đúng. Các chiến dịch truyền thông của Samsung không có nhiều khác biệt. Tại Bắc Mỹ, chúng tôi sử dụng những chiến lược nhắm thẳng vào đối thủ cạnh tranh, đối đầu trực tiếp với họ. Nếu tìm hiểu về các chiến dịch marketing của Samsung như 'Fanboy' hay 'Wall Hugger' có thể thấy cách tiếp cận mà chúng tôi sử dụng là luôn duy trì sự linh hoạt, phù hợp và mạnh mẽ".

Mặt khác, việc tấn công Apple (và tôn trọng thành công của Apple) cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công của những quảng cáo sáng tạo mà Samsung thực hiện.

Theo: Phương Linh
Nguồn: Trí thức trẻ

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
             Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

   Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”

Tân CEO Ralph Lauren và bài toán vực dậy hãng thời trang cao cấp

Mức vốn hóa thị trường của Ralph Lauren Corp. chỉ quanh mức 8 tỉ USD, so với 16 tỉ USD cách đây 3 năm.

Hàng tháng trời, Ralph Lauren đã vắt óc suy nghĩ để vực dậy hãng thời trang do ông sáng lập, khi doanh số bán đã chững lại và lợi nhuận đã giảm 50% kể từ năm 2014. Mức vốn hóa thị trường của Ralph Lauren Corp. giờ chỉ quanh mức 8 tỉ USD, từ mức 16 tỉ USD cách đây 3 năm.

Ông Lauren hy vọng tân CEO Stefan Larsson sẽ là lời giải đáp cho vấn đề của Công ty. Larsson đã được chỉ định làm CEO của Ralph Lauren, một vị trí mà ông Lauren, hiện 76 tuổi, đã nắm giữ suốt lịch sử 49 năm của Công ty (ông Lauren vẫn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Sáng tạo và là cổ đông lớn duy nhất của doanh nghiệp này). Nhiệm vụ của Larsson là tái thiết hãng thời trang này để cải thiện tình hình kinh doanh và có thể cạnh tranh với các đối thủ nhanh nhẹn hơn. “Tình hình hoạt động của chúng tôi khiến cho nhiều người thất vọng trong 3 năm qua. Kết quả không tương xứng với những thế mạnh mà hãng đang có”, Larsson nhận xét.


CEO Stefan Larsson (trái) và Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Sáng tạo Ralph Lauren. Ảnh: Credit Chad Batka / The New York Times.

Đây là điều đáng buồn cho một công ty từng được tôn vinh trong ngành thời trang cao cấp. Dù rằng Ralph Lauren cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình chung (như đồng USD mạnh lên, khiến người mua nước ngoài không còn mặn mà), nhưng kết quả kinh doanh ảm đạm cũng có nguyên nhân từ yếu tố nội tại.

Các nhà điều hành trong ngành cho rằng Ralph Lauren chậm thích ứng với những thay đổi, vốn đang định hình lại ngành thời trang. Những thay đổi đó có thể kể đến như sự trỗi dậy của các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng nhanh như H&M. H&M có chu kỳ sản xuất ngắn và giá thấp và điều đó đã và đang gây áp lực lên các hãng may mặc truyền thống. Đó còn là xu hướng người tiêu dùng chuyển sang mặc quần soóc thường ngày. “Athleisure (phong cách thời trang kiểu thể thao) và thời trang nhanh đã tạo ra làn gió ngược “kép” khiến các nhà sản xuất thời trang truyền thống cảm thấy “khó thở”. Không có nhiều cái mới ở nhãn hàng này”, John Kernan, chuyên gia phân tích ngành bán lẻ tại Cowen & Co., nhận xét.

Liệu Larsson, người từng giúp hồi sinh nhãn hàng Old Navy, có thể giúp ông Lauren lật ngược thế cờ? Ông Lauren từng nhận xét: “Tôi rất hài lòng về tầm nhìn của Stefan và những điều mà ông ấy đang thực hiện nhằm đưa chúng tôi tiếp tục phát triển”.

Tại Trung Quốc, Ralph Lauren đã cố gắng làm mới hình ảnh sau khi mua lại giấy phép từ một đối tác vào năm 2010. Ông Lauren muốn đưa nhãn hàng Polo cấp thấp hơn ra khỏi Trung Quốc và chỉ bán các sản phẩm xa xỉ của Purple Label như những bộ suit có giá hơn 5.000 USD. Ralph Lauren đã đóng cửa 2/3 cơ sở phân phối bán lẻ Trung Quốc và đã mở ra các cửa hàng cao cấp; tại đây những chiếc áo thun polo giá 85 USD không hề có mặt. Nhưng sau đó, Chính phủ Trung Quốc thẳng tay đối với nạn tham nhũng, khiến cho nhu cầu hàng xa xỉ giảm mạnh.

Trong khi đó, doanh số bán của Công ty tại các cửa hàng chính ở Đại lộ Madison (New York) đã sụt giảm sau khi ông Lauren đưa ra quy định vào năm 2014 rằng các trang phục thể thao, áo len dài tay, các áo thun polo cấp thấp hơn phải được di chuyển lên tầng trên để nhường chỗ cho những chiếc đồng hồ giá 4.100 USD và những chiếc túi xách 2.500 USD, theo các nhà điều hành trước đây của Ralph Lauren.


Doanh thu và lợi nhuận của Ralph Lauren đang sụt giảm.

Phát ngôn viên Công ty cho biết, Ralph Lauren đóng cửa các cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc vì nhiều cửa hàng được đặt ở khu vực “bình dân” và thu hẹp nhãn hàng Polo là do tiếng tăm của nhãn hàng này đang bị suy giảm bởi tình trạng làm giả, làm nhái. Còn việc doanh số bán ở Đại lộ Madison ảm đạm là vì lượng khách ghé cửa hàng suy giảm, cũng là tình hình chung của ngành, theo phát ngôn viên của Ralph Lauren.

Tính ra, lợi nhuận đã giảm còn 396 triệu USD trong năm tài chính kết thúc vào ngày 2.4.2016, từ mức 702 triệu USD cùng kỳ năm trước. Doanh số bán đã sụt giảm còn 7,41 tỉ USD từ mức 7,62 tỉ USD năm ngoái. Cổ phiếu đã giảm gần 30% trong năm vừa qua. Trong một trả lời phỏng vấn vào tháng 9, ông Lauren nói từ nhiều năm nay muốn tìm một nhà điều hành có tài. Ông đã thuê hãng tuyển dụng nhân sự Spencer Stuart và công ty này đã giới thiệu Larsson, người đã vực dậy nhãn hàng Old Navy bằng cách rút ngắn thời gian làm ra một sản phẩm và trữ những mặt hàng hợp mốt.

Từ khi về làm CEO cho Ralph Lauren, Larsson, 41 tuổi, nhận thấy Công ty có quá nhiều nhãn hàng và cửa hàng bán lẻ. Công ty quá phụ thuộc vào các trung tâm mua sắm tổng hợp trong khi người mua sắm cứ chăm bẵm vào phiếu giảm giá (mảng bán buôn, chủ yếu bán cho các trung tâm mua sắm tổng hợp, chiếm tới 45% doanh thu năm ngoái và gần 2/3 lợi nhuận hoạt động). Điều đó khiến cho chi phí phình to và hệ thống tồn kho thiếu hiệu quả.

Chi phí phình to này xuất phát từ chiến lược mở rộng mảng hàng xa xỉ của ông kể từ năm 2013. Việc mở rộng số cửa hàng xa xỉ đã làm gia tăng chi phí mà không tạo đủ doanh thu hoặc lợi nhuận, theo Laurent Vasilescu, chuyên gia phân tích tại chi nhánh nghiên cứu thuộc Macquarie Group. Tổng chi phí đã lên đến 45,8% trong năm tài chính gần đây nhất, so với 42,2% cách đây 2 năm. Tại PVH Corp. (sở hữu Calvin Klein và Tommy Hilfiger), chi phí đang trên đà giảm và đứng ở mức 41,3% doanh số bán trong năm gần nhất. “Cơ cấu chi phí không hề cạnh tranh”, Larsson nhận xét. Một nguyên nhân khác khiến Công ty trì trệ là cơ cấu quản lý quá nhiều tầng bậc, theo Larsson. Đây là lý do ông cắt tầng lớp quản lý từ 9 xuống còn 6.

Larsson cũng đang cơ cấu lại dàn quản lý cấp cao, chẳng hạn như đưa Valérie Hermann, đang phụ trách mảng hàng xa xỉ, giờ kiêm nhiệm vai trò giám sát các bộ sưu tập và phụ kiện cho phụ nữ. Larsson cũng đã mời các nhà điều hành ngày trước ở H&M về phụ trách mảng tìm nguồn hàng và phát triển sản phẩm. Còn người phụ trách mới bộ phận thương mại điện tử thì đến từ eBay Inc.


Ảnh: FOXBusiness.

Có thể phải mất 15 tháng để đưa sản phẩm từ chỗ chỉ là một bản thiết kế, đến chỗ có mặt ở các cửa hàng, nhưng Larsson hy vọng có thể thu hẹp thời gian còn 9 tháng bằng cách phối hợp chặt chẽ giữa các khâu với nhau. Ông dự định thử nghiệm một nhóm nhỏ sản phẩm trước; những sản phẩm này có thể được sản xuất trong 8 tuần. Sau khi thử nghiệm, ông sẽ nhanh chóng đưa vào sản xuất những sản phẩm nào bán chạy nhất - một chiến lược ông đã thực hiện thành công ở Old Navy.

Thay vì tiêu hao nguồn lực vào nhiều nhãn hàng, ông sẽ tái tập trung vào dòng sản phẩm cấp cao Ralph Lauren và các dòng cấp thấp hơn là Polo và Lauren, vì đây là những sản phẩm chủ đạo của các trung tâm thương mại tổng hợp. Đồng thời, 50 cửa hàng, chiếm xấp xỉ 10% lượng cửa hàng bán lẻ của Công ty, chủ yếu là cửa hàng cao cấp, sẽ bị đóng cửa. Và lượng hàng chuyển đến các trung tâm mua sắm tổng hợp cũng sẽ bị giảm. Ông kỳ vọng sự khan hiếm hàng hóa sẽ giúp tăng mạnh lượng hàng bán ra và được bán đúng với giá niêm yết mà không phải chiết khấu.

Ông cũng nhìn thấy cơ hội ở việc bán nhiều túi xách và phụ kiện, vốn mang lại biên lợi nhuận cao hơn. Đây là lĩnh vực mà Công ty vẫn chưa thành công cho mấy, trong khi các hãng thời trang xa xỉ châu Âu lại kiếm phần lớn lợi nhuận từ túi xách và giày. Tại Ralph Lauren, túi xách và các sản phẩm da thuộc nhỏ chiếm chỉ khoảng 8% tổng doanh số bán, theo Vasilescu. Con số này so với 57% của nhãn hàng Gucci (thuộc Kering).

Vị CEO mới thậm chí còn đang xem xét thử nghiệm một số ý tưởng thường thấy ở các startup trực tuyến như phát triển dịch vụ thuê bao về áo sơ mi và cà vạt và cho phép người mua hàng thuê những bộ vest sang trọng. Larsson nói chuyện hằng ngày với Lauren và họ cùng nhau đưa ra quyết định. Có sự trợ lực từ Larsson, ông Lauren có thể hy vọng sẽ vực dậy được công ty mà mình sáng lập.

Theo: Ngô Ngọc Châu / WSJ
Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

UNIQUE ADVERTISING – QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI 
Hotline: 0986 268 555 ( Mr.Linh )
Địa chỉ: Hà Nội: Phòng C6, tầng 5, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, Hà Nội.
             Hồ Chí Minh: Số 6 Phan Đình Giót, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-4) 6686 3579 / 6687 2345
Email: info@taximedia.com.vn
               www.taximedia.com.vn
               www.pano.vn
               www.outdoormedia.vn

   Unique Advertising – “Take Another Look For Advertising”